Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Tôi mới thi đỗ công chức, hiện là giáo viên trường tiểu học. Sắp tới trường tôi tổ chức đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên. Xin hỏi trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức được thực hiện như thế nào?
Bạn đọc có email thaonguyenXX@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Tôi mới thi đỗ công chức, hiện là giáo viên trường tiểu học. Sắp tới trường tôi tổ chức đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên. Xin hỏi trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức được thực hiện như thế nào?
Luật gia Cấn Thị Phương Dung, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức quy định về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức như sau:
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
a) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Nhận xét, đánh giá viên chức
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b khoản này quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
d) Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Như vậy, việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức không giữ chức vụ quản lý được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật nêu trên.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Cấn Thị Phương Dung, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức quy định về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức như sau:
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
a) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Nhận xét, đánh giá viên chức
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b khoản này quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
d) Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Như vậy, việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức không giữ chức vụ quản lý được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật nêu trên.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Cấn Thị Phương Dung
Những tin mới hơn
- Căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định (21/12/2020)
- Bồi thường thiệt hại khi bị tai nạn trên đoạn đường đang thi công (21/12/2020)
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập (28/12/2020)
- Quy định về việc hạn chế năng lực hành vi dân sự (04/01/2021)
- Nghĩa vụ của người quản lý di sản (14/12/2020)
- Chuyển đổi tiền lương bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam để đóng bảo hiểm xã hội (14/12/2020)
- Thủ tục đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân (07/12/2020)
- Hoàn trả tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính (07/12/2020)
- Người đại diện trong tố tụng dân sự (14/12/2020)
- Kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ (03/12/2020)
Những tin cũ hơn
- Quy định pháp luật về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn (23/11/2020)
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp xe gửi bị mất (23/11/2020)
- Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp tài sản cầm cố bị hư hỏng? (23/11/2020)
- Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (20/11/2020)
- Bố mẹ đã cho con đất, liệu có đòi được không? (19/11/2020)
- Mức hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở trong trường hợp phải di dời nhà ở do nguy cơ sạt lở (11/11/2020)
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng (11/11/2020)
- Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch thuật (11/11/2020)
- Thủ tục chứng thực hợp đồng (11/11/2020)
- Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương? (04/11/2020)
Ý kiến bạn đọc