Khám bệnh trái tuyến có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?
Tôi có thẻ bảo hiểm y tế tại tuyến huyện nhưng hiện nay tôi muốn lên bệnh viện đa khoa của tỉnh để thăm khám. Xin hỏi, khi đi khám bệnh trái tuyến như vậy thì tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế nữa không?
Bạn đọc có email TranhoanganhXX@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Tôi có thẻ bảo hiểm y tế tại tuyến huyện nhưng hiện nay tôi muốn lên bệnh viện đa khoa của tỉnh để thăm khám. Xin hỏi, khi đi khám bệnh trái tuyến như vậy thì tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế nữa không?
Luật gia Hoàng Thị Quỳnh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định mức hưởng chế độ bảo hiểm y tế như sau:
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, khi đi khám bệnh trái tuyến bạn sẽ vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định trích dẫn ở trên.
Tư vấn pháp luật
Luật gia Hoàng Thị Quỳnh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định mức hưởng chế độ bảo hiểm y tế như sau:
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, khi đi khám bệnh trái tuyến bạn sẽ vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định trích dẫn ở trên.
Tư vấn pháp luật
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Hoàng Thị Quỳnh
Những tin mới hơn
- Từ 01/07/2021, người dân có thể nộp hồ sơ đăng ký cư trú theo những hình thức nào? (02/07/2021)
- Không được xử lý kỷ luật lao động trong các khoảng thời gian nào? (02/07/2021)
- Thanh toán chi phí đối với người bệnh áp dụng biện pháp cách ly y tế có thẻ bảo hiểm y tế (05/07/2021)
- Hướng dẫn viên du lịch thuộc đối tượng được nhà nước hỗ trợ vì dịch Covid-19 (19/07/2021)
- Hoàn trả số tiền đóng trùng BHXH, BHTN (07/06/2021)
- Khi nào được trả lại thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ? (07/06/2021)
- Quy định pháp luật về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (26/05/2021)
- Các trường hợp người dân bị từ chối cấp sổ đỏ (07/06/2021)
- Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của người lao động (07/06/2021)
- Đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (26/05/2021)
Những tin cũ hơn
- Thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú (26/05/2021)
- Có được cấp đổi sổ đỏ theo mẫu cũ sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không? (26/05/2021)
- Có được làm thẻ Căn cước công dân gắn chip tại nơi tạm trú không? (17/05/2021)
- Thủ tục cải chính thông tin trên Giấy chứng nhận kết hôn (06/05/2021)
- Trốn tránh, từ chối cách ly y tế bị xử phạt thế nào? (06/05/2021)
- Người già yếu không đi lại được có được cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở không? (06/05/2021)
- Căn cước công dân gắp chíp có hạn sử dụng bao lâu (14/04/2021)
- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động (09/03/2021)
- Thời gian làm việc của người lái xe ô tô (09/03/2021)
- Xử lý bồi thường thiệt hại (01/03/2021)
Ý kiến bạn đọc