Có được cho thuê ô tô đang bị thế chấp cho ngân hàng không?
Do khó khăn về mặt tài chính, gia đình tôi vừa phải chấp xe ô tô tại ngân hàng. Xin hỏi, gia đình tôi có thể cho thuê chiếc xe ô tô này không?
Bạn đọc có email MinhMinh9x@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Do khó khăn về mặt tài chính, gia đình tôi vừa phải chấp xe ô tô tại ngân hàng. Xin hỏi, gia đình tôi có thể cho thuê chiếc xe ô tô này không?
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 321 Bộ luật Dân sự quy định về quyền của bên thế chấp như sau:
1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Như vậy, xe ô tô của gia đình bạn tuy đang được thế chấp tại ngân hàng nhưng vẫn có thể đem cho thuê được bằng hợp đồng cho thuê tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn phải thông báo cho bên thuê biết về việc ô tô đang bị thế chấp và phải thông báo cho ngân hàng biết.
Tư vấn pháp luật.
Ảnh: Sưu tầm
Tác giả: Phạm Hằng
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 321 Bộ luật Dân sự quy định về quyền của bên thế chấp như sau:
1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Như vậy, xe ô tô của gia đình bạn tuy đang được thế chấp tại ngân hàng nhưng vẫn có thể đem cho thuê được bằng hợp đồng cho thuê tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn phải thông báo cho bên thuê biết về việc ô tô đang bị thế chấp và phải thông báo cho ngân hàng biết.
Tư vấn pháp luật.
Ảnh: Sưu tầm
Tác giả: Phạm Hằng
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Phạm Thị Hằng
Những tin mới hơn
- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên? (04/11/2020)
- Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương? (04/11/2020)
- Thủ tục chứng thực hợp đồng (11/11/2020)
- Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch thuật (11/11/2020)
- Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo (04/11/2020)
- Trường hợp giảm tạm ứng án phí Tòa án (04/11/2020)
- Quyết định xử lý kỉ luật viên chức có hiệu lực bao lâu? (21/10/2020)
- Điều khiển xe máy sai làn đường bị xử phạt như thế nào? (28/10/2020)
- Trường hợp giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (28/10/2020)
- Điều kiện, khu vực người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam (13/10/2020)
Những tin cũ hơn
- Điều kiện nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp (21/09/2020)
- Thỏa thuận về việc lập vi bằng, nội dung vi bằng (21/09/2020)
- Thủ tục lập vi bằng (21/09/2020)
- Thời hiệu khởi kiện trong tố tụng hành chính (07/09/2020)
- Người có yêu cầu độc lập có phải nộp tạm ứng án phí? (07/09/2020)
- Việc trả lại tài sản thuê khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản (31/08/2020)
- Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở (27/08/2020)
- Quy định pháp luật về hoãn thi hành quyết định phạt tiền (27/08/2020)
- Đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được cấp sổ đỏ? (27/08/2020)
- Quy định pháp luật về nghĩa vụ trả nợ của bên vay (17/08/2020)
Ý kiến bạn đọc