Bồi thường thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm
(Lao động) - Bác tôi trong khi đi trên đường Quốc lộ 1A để về nhà thì bị một xe ô tô đâm vào, hậu quả bác tôi đã chết khi cấp cứu trong bệnh viện. Chủ xe sau đó có đến xin hòa giải. Gia đình rất bối rối và không rõ nếu yêu cầu chủ xe bồi thường thì chúng tôi dựa vào căn nào để xác định cho hợp tình, hợp lý. Đề nghị Luật sư tư vấn, pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này hay không (Ngọc Dương, Hà Nam).
Công ty Luật TNHH YouMe - trả lời:
Đối với bồi thường trong trường hợp thiệt hại là tính mạng con người, việc xác định thiệt hại, căn cứ quy định tại Điều 610 BLDS năm 2005, gồm:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết. Thông thường, các khoản tiền để thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có), sẽ được coi là chi phí hợp lý.
Chi phí hợp lý cho việc mai táng, như khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Yêu cầu chi trả các chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ... sẽ khó được coi là hợp lý.
Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Về nguyên tắc, những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng; Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.
Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm. Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.
Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Liên quan tới việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp xe cơ giới gây tai nạn, chúng tôi lưu ý anh (chị) tham khảo thêm tư vấn: Xe cơ giới gây tai nạn, chủ sở hữu xe, lái xe có trách bồi thường kể cả trong trường hợp không có lỗi, tại Lao động điện tử, ngày 28.09.2011.
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: LS. Phạm Ngọc Minh
Nguồn tin: Báo Lao Động
Nguồn tin: Báo Lao Động
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Quy định của pháp luật về các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà (21/01/2020)
- Quy định của pháp luật về các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà (01/02/2020)
- Ủy quyền yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu được quy định như thế nào? (06/02/2020)
- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình có bị xử phạt không? (21/04/2020)
- Quy định của pháp luật về các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà (16/01/2020)
- Công ty có được ủy quyền cho chi nhánh ký kết hợp đồng với đối tác không? (20/12/2019)
- Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với người tiêu dùng (30/08/2014)
- Khi nào người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? (17/07/2018)
- Khi nào người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? (23/07/2018)
- Quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại (30/08/2014)
Những tin cũ hơn
- Xe cơ giới gây tai nạn, không có lỗi vẫn phải bồi thường (30/08/2014)
- Chủ sở hữu có quyền chấm dứt hợp đồng khi người thuê sử dụng nhà sai mục đích (30/08/2014)
- Xử lý cây trồng gây hại công trình liền kề (30/08/2014)
- Hiệu lực pháp lý giấy vay nợ "viết tay" (30/08/2014)
- Mua bán nhà ở đang cho thuê (30/08/2014)
- Quy định về việc cho, tặng con nuôi nhà ở, đất ở (30/08/2014)
- Vào nhà hàng bị mất xe có được bồi thường? (30/08/2014)
- Mua bán tài sản của người bị hạn chế năng lực dân sự là vô hiệu (30/08/2014)
- Trường hợp nào không được bồi thường thiệt hại? (30/08/2014)
- Bồi thường thiệt hại trong vụ TNGT (30/08/2014)
Ý kiến bạn đọc