Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của người lao động
Tôi làm việc tại một công ty may mặc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn được 04 tháng. Xin hỏi, hàng tháng tôi sẽ được công ty đóng bảo hiểm y tế với mức đóng là bao nhiêu?
Bạn đọc có email DaothuXX@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Tôi làm việc tại một công ty may mặc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn được 04 tháng. Xin hỏi, hàng tháng tôi sẽ được công ty đóng bảo hiểm y tế với mức đóng là bao nhiêu?
Luật gia Hoàng Thị Quỳnh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 1 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định về nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng như sau:
Điều 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định về mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng như sau:
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng sẽ bằng 4,5% tiền lương tháng.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Hoàng Thị Quỳnh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 1 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định về nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng như sau:
Điều 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định về mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng như sau:
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng sẽ bằng 4,5% tiền lương tháng.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Hoàng Thị Quỳnh
Những tin mới hơn
- Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (04/04/2022)
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác thì bị xử phạt như thế nào? (04/04/2022)
- Điều kiện để nhận nuôi con nuôi là gì? (06/06/2022)
- Thủ tục đăng ký thường trú cho con (29/03/2022)
- Có được chia tài sản chung khi vợ chồng không ly hôn không? (29/03/2022)
- Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn (06/09/2021)
- Từ chối cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn bị xử phạt như thế nào? (21/02/2022)
- Hành vi tảo hôn bị pháp luật xử lý như thế nào? (29/03/2022)
- Có được giành quyền nuôi con sau khi chồng mất (20/07/2021)
Những tin cũ hơn
- Thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú (26/05/2021)
- Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú có bị xoá đăng ký tạm trú? (28/04/2021)
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (14/04/2021)
- Hạn chế quyền đối với con chưa thành niên (14/04/2021)
- Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (25/01/2021)
- Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (11/01/2021)
- Quy định về việc hạn chế năng lực hành vi dân sự (04/01/2021)
- Thủ tục cải chính hộ tịch (04/01/2021)
- Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con (28/12/2020)
- Quy định pháp luật về việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn (21/12/2020)
Ý kiến bạn đọc