Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi như thế nào
(Lao Động) - Vừa qua, vợ chồng tôi phát hiện một đứa trẻ 4 tuổi bị bỏ rơi. Chúng tôi muốn làm khai sinh cho cháu. Đề nghị luật sư cho biết trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh trong trường hợp này được pháp luật quy định như thế nào (Vân Quỳnh).
Công ty Luật TNHH YouMe - trả lời:
Khoản 3 Điều 13 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27.12.2005 quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (Nghị định 158/2005/NĐ-CP) quy định: “Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó”.
Về trình tự thủ tục khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được quy định tại Điều 16 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, cụ thể:
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại UBND cấp xã, nơi lập biên bản, một bảo giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.
Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 1 tháng 1 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”.
Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, khi phát hiện ra trẻ bị bỏ rơi, bà cần báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản. Sau khi thông báo các thông tin của trẻ bị bỏ rơi trên Đài phát thanh hoặc đài truyền hình, mà không tìm thấy cha, mẹ đẻ của trẻ bị bỏ rơi, thì bà có trách nhiệm đến UBND cấp xã, nơi cư trú của vợ chồng bà để làm các thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ.
Khoản 3 Điều 13 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27.12.2005 quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (Nghị định 158/2005/NĐ-CP) quy định: “Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó”.
Về trình tự thủ tục khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được quy định tại Điều 16 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, cụ thể:
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại UBND cấp xã, nơi lập biên bản, một bảo giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.
Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 1 tháng 1 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”.
Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, khi phát hiện ra trẻ bị bỏ rơi, bà cần báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản. Sau khi thông báo các thông tin của trẻ bị bỏ rơi trên Đài phát thanh hoặc đài truyền hình, mà không tìm thấy cha, mẹ đẻ của trẻ bị bỏ rơi, thì bà có trách nhiệm đến UBND cấp xã, nơi cư trú của vợ chồng bà để làm các thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ.
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: TS.LS Vũ Thái Hà
Nguồn tin: Báo Lao Động
Nguồn tin: Báo Lao Động
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Phân chia tài sản khi không đăng ký kết hôn thế nào? (27/08/2018)
- Con 15 tuổi ở với ai khi bố mẹ ly hôn? (05/09/2018)
- Con kết hôn thì có được nghỉ việc hưởng lương không? (14/09/2018)
- Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn (29/10/2019)
- Chồng thường xuyên bạo lực, vợ có được quyền ly hôn? (21/08/2018)
- Muốn xin con nuôi cần có điều kiện gì? (20/08/2018)
- Nhận nuôi người khuyết tật đặc biệt nặng có được trợ cấp hàng tháng? (06/08/2018)
- Có được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân? (10/08/2018)
- Khi nào được nhờ người mang thai hộ? (15/08/2018)
- Hàng hóa mua theo hợp đồng có được trả lại? (30/08/2014)
Những tin cũ hơn
- Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế (30/08/2014)
- Chia tài sản chung khi ly hôn có nguồn gốc là tài sản riêng của vợ, chồng (30/08/2014)
- Thủ tục đơn phương ly hôn (30/08/2014)
- Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới (30/08/2014)
- Thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam (30/08/2014)
- Xác định cha, mẹ cho trẻ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (30/08/2014)
- Đơn phương ly hôn khi một bên đang sống ở nước ngoài (30/08/2014)
- Giải quyết việc ly hôn khi không có đăng ký kết hôn (30/08/2014)
- Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (30/08/2014)
- Ly hôn và phân chia tài sản đối với người bị tòa án tuyên bố mất tích (30/08/2014)
Ý kiến bạn đọc