Đăng ký khai sinh cho con theo họ mẹ được không?
Tôi đang có thai 7 tháng. Do, vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn nên tôi muốn ly hôn. Xin hỏi: Sau khi sinh con, tôi có thể đăng ký khai sinh cho con theo họ của tôi có được không? Thủ tục được quy định như thế nào?
Bạn đọc có email ngockhanhxx@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Tôi đang có thai 7 tháng. Do, vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn nên tôi muốn ly hôn. Xin hỏi: Sau khi sinh con, tôi có thể đăng ký khai sinh cho con theo họ của tôi có được không? Thủ tục được quy định như thế nào?
Luật gia Nguyễn Thị Trang, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định nội dung đăng ký khai sinh như sau: 1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm: a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử như sau: 1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
Khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định thủ tục đăng ký khai sinh như sau: 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Như vậy, bà có thể đăng ký khai sinh cho con theo họ của mình nếu vợ chồng bà thỏa thuận được với nhau, trường hợp không thỏa thuận được thì họ của con được xác định theo tập quán. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định nêu trên.
Tác giả: Nguyễn Thị Trang
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Nguyễn Thị Trang, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định nội dung đăng ký khai sinh như sau: 1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm: a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử như sau: 1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
Khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định thủ tục đăng ký khai sinh như sau: 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Như vậy, bà có thể đăng ký khai sinh cho con theo họ của mình nếu vợ chồng bà thỏa thuận được với nhau, trường hợp không thỏa thuận được thì họ của con được xác định theo tập quán. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định nêu trên.
Tác giả: Nguyễn Thị Trang
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Trang
Những tin mới hơn
- Những tài sản nào được coi là tài sản chung của vợ chồng? (14/06/2020)
- Nghĩa vụ nuôi con và việc chia tài sản chung đối với nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (12/07/2020)
- Thủ tục đăng ký khai sinh (16/08/2020)
- Lập gia đình có được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? (05/10/2020)
- Quy định pháp luật về việc sử dụng tài sản chung của vợ chồng để đưa vào kinh doanh (14/06/2020)
- Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (14/06/2020)
- Điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam (06/04/2020)
- Người bị Tòa án tuyên bố đã chết trở về (06/04/2020)
- Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp bị Tòa án tuyên bố là đã chết (08/06/2020)
- Ly hôn trong trường hợp chồng đi biệt tích trên 02 năm (30/03/2020)
Những tin cũ hơn
- Cải chính giấy khai sinh do thông tin không khớp với các giấy tờ tùy thân khác có được không? (04/02/2020)
- Ai là người được quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn? (13/01/2020)
- Người tâm thần gây thiệt hại thì ai phải bồi thường? (29/11/2019)
- Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn (29/10/2019)
- Con kết hôn thì có được nghỉ việc hưởng lương không? (14/09/2018)
- Con 15 tuổi ở với ai khi bố mẹ ly hôn? (05/09/2018)
- Phân chia tài sản khi không đăng ký kết hôn thế nào? (27/08/2018)
- Chồng thường xuyên bạo lực, vợ có được quyền ly hôn? (21/08/2018)
- Muốn xin con nuôi cần có điều kiện gì? (20/08/2018)
- Khi nào được nhờ người mang thai hộ? (15/08/2018)
Ý kiến bạn đọc