Thế nào bị coi là phạm tội bức tử?
Vừa qua, báo chí có thông tin trường hợp một học sinh bức xúc vì bị giáo viên mắng trước mặt các bạn học nên đã dùng dao tự tử. Trường hợp này người giáo viên có bị coi là phạm tội bức tử không?
Công ty Luật TNHH YouMe - trả lời:
Tại Điều 100 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về hành vi bức tử người khác bị coi là tội phạm là trường hợp: “…đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát…”.
Theo quy định trên, hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát gồm:
- Đối xử tàn ác với nạn nhân như đánh đập, bỏ đói, bỏ rét… Ví dụ: chồng thường xuyên đánh vợ.
- Thường xuyên ức hiếp: Là trường hợp người phạm tội đã thường xuyên có hành vi đối xử bất công, bất bình đẳng đối với nạn nhân;
- Thường xuyên ngược đãi nạn nhân: Là trường hợp người phạm tội đã thường xuyên có hành vi đối xử tàn nhẫn, tồi tệ người lệ thuộc mình trái với luân lí, đạo đức;
- Làm nhục nạn nhân: Là hành vi (cố ý) làm tổn hại nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Ví dụ như trường hợp giáo viên vì lỗi nhỏ của học sinh đã cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh ở mức rất nghiêm trọng đến mức người này tự sát… Tuy nhiên, để kết luận giáo viên có phạm tội bức tử không như trường hợp anh (chị) nêu, cần đánh giá có hành vi làm nhục nạn nhân hay không và có tới mức độ “tổn hại nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân” hay không.
Do bị đối xử tàn ác hay do bị ức hiếp hay do bị ngược đãi hay do bị làm nhục mà nạn nhân đã có hành vi tự tử (tự tước đoạt tính mạng của mình). Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bức tử nếu hành vi của người phạm tội đã gây ra hậu quả nạn nhân xử sự tự sát. Điều luật này chỉ đòi hỏi hành vi phạm tội đã dẫn đến xử sự tự sát, chứ không đòi hỏi hậu quả nạn nhân chết.
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp (người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra) hoặc là lỗi vô ý (đối với hậu quả tự sát). Trường hợp có lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến việc tự sát của nạn nhân nhưng đã quá tự tin rằng việc đó sẽ không xảy ra. Nếu người phạm tội mong muốn nạn nhân xử sự tự sát khi thực hiện hành vi phạm tội của mình thì hành vi của họ không còn là bức tử mà là hành vi giết người với thủ đoạn đặc biệt.
Người phạm tội thông thường có quan hệ lệ thuộc nhất định với nạn nhân như lệ thuộc về kinh tế bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ công tác hay quan hệ tín ngưỡng… Trong đó, nạn nhân là người bị lệ thuộc.
Người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Trường hợp làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
Tại Điều 100 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về hành vi bức tử người khác bị coi là tội phạm là trường hợp: “…đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát…”.
Theo quy định trên, hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát gồm:
- Đối xử tàn ác với nạn nhân như đánh đập, bỏ đói, bỏ rét… Ví dụ: chồng thường xuyên đánh vợ.
- Thường xuyên ức hiếp: Là trường hợp người phạm tội đã thường xuyên có hành vi đối xử bất công, bất bình đẳng đối với nạn nhân;
- Thường xuyên ngược đãi nạn nhân: Là trường hợp người phạm tội đã thường xuyên có hành vi đối xử tàn nhẫn, tồi tệ người lệ thuộc mình trái với luân lí, đạo đức;
- Làm nhục nạn nhân: Là hành vi (cố ý) làm tổn hại nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Ví dụ như trường hợp giáo viên vì lỗi nhỏ của học sinh đã cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh ở mức rất nghiêm trọng đến mức người này tự sát… Tuy nhiên, để kết luận giáo viên có phạm tội bức tử không như trường hợp anh (chị) nêu, cần đánh giá có hành vi làm nhục nạn nhân hay không và có tới mức độ “tổn hại nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân” hay không.
Do bị đối xử tàn ác hay do bị ức hiếp hay do bị ngược đãi hay do bị làm nhục mà nạn nhân đã có hành vi tự tử (tự tước đoạt tính mạng của mình). Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bức tử nếu hành vi của người phạm tội đã gây ra hậu quả nạn nhân xử sự tự sát. Điều luật này chỉ đòi hỏi hành vi phạm tội đã dẫn đến xử sự tự sát, chứ không đòi hỏi hậu quả nạn nhân chết.
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp (người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra) hoặc là lỗi vô ý (đối với hậu quả tự sát). Trường hợp có lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến việc tự sát của nạn nhân nhưng đã quá tự tin rằng việc đó sẽ không xảy ra. Nếu người phạm tội mong muốn nạn nhân xử sự tự sát khi thực hiện hành vi phạm tội của mình thì hành vi của họ không còn là bức tử mà là hành vi giết người với thủ đoạn đặc biệt.
Người phạm tội thông thường có quan hệ lệ thuộc nhất định với nạn nhân như lệ thuộc về kinh tế bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ công tác hay quan hệ tín ngưỡng… Trong đó, nạn nhân là người bị lệ thuộc.
Người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Trường hợp làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Luật gia Nguyễn Thị Phương Anh
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Tội bắt cóc đe dọa chiếm đoạt tài sản (30/08/2014)
- Tội cướp tài sản (30/08/2014)
- Nghe lén điện thoại có thể bị phạt tù đến hai năm (07/11/2014)
- Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (01/06/2020)
- Thế nào bị coi là phạm tội giết người? (30/08/2014)
- Tội giết con mới đẻ (30/08/2014)
- Khi nào bị coi là phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ? (30/08/2014)
- Giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (30/08/2014)
- Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kính động mạnh (30/08/2014)
- Tội vô ý làm chết người (30/08/2014)
Những tin cũ hơn
- Thế nào bị coi là phạm tội đe dọa giết người? (30/08/2014)
- Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật (30/08/2014)
- Thế nào bị coi là xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ? (30/08/2014)
- Đánh thuốc mê người khác để chiếm đoạt tiền là phạm tội cướp tài sản (30/08/2014)
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (30/08/2014)
- Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (30/08/2014)
- Tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (30/08/2014)
- Tội tổ chức tảo hôn và tội tảo hôn (30/08/2014)
- Thế nào bị coi là phạm tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát? (30/08/2014)
- Thế nào bị coi là phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng? (30/08/2014)
Ý kiến bạn đọc