Khám xét chỗ ở, nơi làm việc khi người đó vắng mặt
Tôi đi công tác về thì thấy gia đình và đồng nghiệp nói là Công an đã đến khám xét nhà và nơi làm việc của tôi. Tôi vô cùng bức xúc vì khám xét mà không có mặt tôi. Xin hỏi, theo quy định pháp luật có được quyền khám xét chỗ ở, nơi làm việc khi không có mặt tôi hay không?
Bạn đọc có email thaonguyenXX@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Tôi đi công tác về thì thấy gia đình và đồng nghiệp nói là Công an đã đến khám xét nhà và nơi làm việc của tôi. Tôi vô cùng bức xúc vì khám xét mà không có mặt tôi. Xin hỏi, theo quy định pháp luật có được quyền khám xét chỗ ở, nơi làm việc khi không có mặt tôi hay không?
Luật gia Cấn Thị Phương Dung, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1,2 Điều 195 Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện như sau:
1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
Như vậy, việc khám xét chỗ ở có thể không cần có mặt bạn nếu đã có người cùng chỗ ở với bạn (đủ 18 tuổi trở lên) và có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến. Trường hợp khám xét nơi làm việc có thể vắng mặt bạn nếu đó là trường không thể trì hoãn và được ghi rõ lý do vào biên bản.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Cấn Thị Phương Dung, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1,2 Điều 195 Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện như sau:
1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
Như vậy, việc khám xét chỗ ở có thể không cần có mặt bạn nếu đã có người cùng chỗ ở với bạn (đủ 18 tuổi trở lên) và có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến. Trường hợp khám xét nơi làm việc có thể vắng mặt bạn nếu đó là trường không thể trì hoãn và được ghi rõ lý do vào biên bản.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Phạm Thị Hằng
Những tin mới hơn
- Yêu cầu đối với đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh đủ điều kiện xử lý từ 15/11/2021 (25/10/2021)
- Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến trong những trường hợp nào? (13/12/2021)
- Hành vi buôn lậu có thể bị xử lý như thế nào? (30/05/2022)
- Gửi quà có kèm tiền từ nước ngoài về Việt Nam có vi phạm pháp luật không? (30/05/2022)
- Cho vay tiền lãi suất 10%/tháng có bị xử lý hình sự không? (25/10/2021)
- Bán hàng cân thiếu có thể bị xử lý hình sự (20/08/2021)
- Tổ chức đánh bạc (02/02/2021)
- Câu trộm điện có thể bị phạt tiền bao nhiêu? (05/07/2021)
- Đang trong thời gian chấp hành án treo có được chuyển nơi cư trú (05/07/2021)
- Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết (14/12/2020)
Những tin cũ hơn
- Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại là người mất năng lực hành vi dân sự (23/11/2020)
- Giám định tình trạng tâm thần (19/11/2020)
- Người bị tạm giam có được bầu cử hay không? (11/11/2020)
- Quy định pháp luật về việc chăm non người thân thích (21/10/2020)
- Ai có quyền bảo lĩnh cho người bị tạm giam? (21/10/2020)
- Khám người theo thủ tục hành chính (21/10/2020)
- Xử phạt các hành vi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội Facebook (17/08/2020)
- Tội đầu cơ khẩu trang trong tình hình dịch bệnh (06/08/2020)
- Ai là người được tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (27/07/2020)
- Người dưới 18 tuổi chịu mức hình phạt tù tối đa bao lâu? (27/07/2020)
Ý kiến bạn đọc