Hành vi bấm còi, nẹt pô vào ban đêm trong khu đông dân cư có thể bị xử phạt như thế nào?
Khu dân cư tôi sống vào ban đêm thường xuyên có người đi xe máy bấm còi, nẹt pô gây ồn ào. Xin hỏi, hành vi này có thể bị xử phạt như thế nào?
Bạn đọc có email haimaixx@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Khu dân cư tôi sống vào ban đêm thường xuyên có người đi xe máy bấm còi, nẹt pô gây ồn ào. Xin hỏi, hành vi này có thể bị xử phạt như thế nào?
Luật gia Nguyễn Thu Thủy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
Điểm c khoản 3 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, cụ thể:
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n,điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
Như vậy, hành vi điều khiển xe máy bấm còi, nẹt pô vào ban đêm trong khu đông dân cư có thể bị xử phạt như trên.
Tư vấn pháp luật.
Ảnh minh họa.
Luật gia Nguyễn Thu Thủy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
Điểm c khoản 3 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, cụ thể:
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n,điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
Như vậy, hành vi điều khiển xe máy bấm còi, nẹt pô vào ban đêm trong khu đông dân cư có thể bị xử phạt như trên.
Tư vấn pháp luật.
Ảnh minh họa.
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thu Thủy
Những tin mới hơn
- Hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể bị xử lý như thế nào? (20/06/2022)
- Hành vi đào ngũ có thể bị xử lý như thế nào? (20/06/2022)
- Bán trà đá trên vỉa hè có vi phạm pháp luật không? (20/06/2022)
- Anh trai đang đi nghĩa vụ quân sự, em có được đi nữa không? (20/06/2022)
- Vứt đồ từ chung cư xuống đường sẽ bị xử phạt như thế nào? (13/06/2022)
Những tin cũ hơn
- Hành vi ngoại tình có thể bị xử phạt như thế nào? (13/06/2022)
- Đặt biển quảng cáo ở khu vực đường sắt xử phạt như thế nào? (06/06/2022)
- Đánh bạc online sẽ bị xử lý như thế nào? (06/06/2022)
- Hành vi vay tiền rồi bỏ trốn có thể bị xử lý như thế nào? (06/06/2022)
- Gửi quà có kèm tiền từ nước ngoài về Việt Nam có vi phạm pháp luật không? (30/05/2022)
- Hành vi buôn lậu có thể bị xử lý như thế nào? (30/05/2022)
- Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến trong những trường hợp nào? (13/12/2021)
- Yêu cầu đối với đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh đủ điều kiện xử lý từ 15/11/2021 (25/10/2021)
- Cho vay tiền lãi suất 10%/tháng có bị xử lý hình sự không? (25/10/2021)
- Bán hàng cân thiếu có thể bị xử lý hình sự (20/08/2021)
Ý kiến bạn đọc