Không đăng ký kết hôn, có được hưởng thừa kế?
Tôi chung sống với một người đàn ông góa vợ từ năm 2004 nhưng không đăng ký kết hôn. Nay anh đột ngột qua đời, không để lại di chúc, dẫn đến việc các con riêng của anh ấy tranh chấp quyền hưởng di sản với tôi. Xin hỏi tôi có quyền thừa kế đối với di sản của anh không?
Công ty Luật TNHH YouMe - trả lời:
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Tuy nhiên, Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng". Cụ thể hơn, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3-1-2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp nhấn mạnh: "Kể từ sau ngày 1-1-2003 nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 của Quốc hội, họ không được công nhận là vợ chồng".
Liên quan đến hậu quả pháp lý của việc "không được pháp luật công nhận là vợ chồng", khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con".
Căn cứ các quy định nêu trên, việc bạn đọc Hoàng Thị Bích Mai chung sống với người đàn ông từ năm 2004, nhưng không làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì về mặt pháp lý, bạn và người đàn ông đó không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Do vậy, bạn không thuộc hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản thừa kế do người đàn ông để lại. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sống chung, nếu bạn có công sức đóng góp tạo dựng hoặc duy trì khối tài sản chung với người đàn ông thì ngoài việc được lấy lại những tài sản riêng của mình, bạn còn được hưởng một phần di sản của người đã chết, tương ứng với công sức đóng góp. Nếu bạn và các con của người đàn ông đó không thỏa thuận được, bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: LS. Phạm Ngọc Minh
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Di chúc chung của vợ chồng (31/08/2014)
- Di chúc miệng có hiệu lực không? (31/08/2014)
- Con ngoài giá thú được chia thừa kế thế nào? (10/07/2018)
- Bảo quản, bảo vệ chứng cứ (09/06/2020)
- Chia tài sản do người chết hoặc mất tích để lại (31/08/2014)
- Để lại di sản cho người VN định cư ở nước ngoài (31/08/2014)
- Di chúc không phải là căn cứ duy nhất xác định quyền thừa kế (31/08/2014)
- Nghĩa vụ trả nợ do vợ, chồng để lại (31/08/2014)
- Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung (31/08/2014)
- Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề (31/08/2014)
Những tin cũ hơn
- Con nuôi có được hưởng thừa kế? (31/08/2014)
- Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện nào? (31/08/2014)
- Quyền lợi của con khi di chúc không chia di sản cho con (31/08/2014)
- Con ở nước ngoài có được sở hữu nhà ở VN? (31/08/2014)
- Di chúc bằng văn bản có bắt buộc phải công chứng? (31/08/2014)
Ý kiến bạn đọc