Xây dựng thang lương, bảng lương cho người lao động làm việc trong điều kiện độc hại
Tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, ngoài mức lương cơ bản, doanh nghiệp tôi có trả thêm lương cho các công nhân sản xuất làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại. Xin luật sư tư vấn giúp: Việc xây dựng thang lương, bảng lương cho người lao động trong trường hợp này được quy định như thế nào (Nguyễn Mạnh Trinh).
Công ty Luật TNHH YouMe - trả lời:
Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về tiền lương quy định như sau: Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.
Tại điểm c, khoản 3 điều 7 quy định: Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó, mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.
Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.
Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
Như vậy, trong trường hợp của ông, việc xây dựng thang - bảng lương cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại được căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của doanh nghiệp và phải tuân theo các nguyên tắc như đã trích dẫn ở trên.
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: TS.LS Vũ Thái Hà
Nguồn tin: Báo Lao Động
Nguồn tin: Báo Lao Động
Từ khóa:
xây dựng, thang lương, bảng lương, người lao động, làm việc, điều kiện độc hại, luật youme
Những tin mới hơn
- Sa thải người lao động do hành vi trộm cắp tài sản (30/08/2014)
- Chế độ với người lao động khi công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ (30/08/2014)
- Nội quy lao động trái luật thì có thể kỷ luật người lao động vi phạm không? (30/08/2014)
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ khi mang thai (30/08/2014)
- Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề (30/08/2014)
- Sa thải và yêu cầu bồi thường khi người lao động làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp (30/08/2014)
- Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (30/08/2014)
- Chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi (30/08/2014)
- Tiền lương và chế độ bảo hiểm cho người lao động bị ngừng việc (30/08/2014)
- Gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách (30/08/2014)
Những tin cũ hơn
- Chế độ hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ (30/08/2014)
- Thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (30/08/2014)
- Tiền lương của người lao động đối với thời gian báo trước và ngày phép chưa nghỉ (30/08/2014)
- Chế độ BHXH với NLĐ cao tuổi khi giao kết HĐLĐ mới (30/08/2014)
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động (30/08/2014)
- Trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản (30/08/2014)
- Chế độ nghỉ hằng năm của người lao động (30/08/2014)
- Căn cứ, thẩm quyền xử lý kỷ luật sa thải người lao động (30/08/2014)
- Tham gia BHTN khi làm việc trong văn phòng đại diện (30/08/2014)
- Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng? (30/08/2014)
Ý kiến bạn đọc