Trợ cấp người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Chồng tôi tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam. Giám định sức khỏe bị suy giảm khả năng lao động 81% và cần có người chăm sóc. Xin hỏi, ngoài tiền trợ cấp hàng tháng chồng tôi đang hưởng, tôi là người chăm sóc có được hưởng trợ cấp không? Mức hưởng và hồ sơ hưởng gồm những gì?
Bạn đọc có email nganhaXXX@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Chồng tôi tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam. Giám định sức khỏe bị suy giảm khả năng lao động 81% và cần có người chăm sóc. Xin hỏi, ngoài tiền trợ cấp hàng tháng chồng tôi đang hưởng, tôi là người chăm sóc có được hưởng trợ cấp không? Mức hưởng và hồ sơ hưởng gồm những gì?
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điểm i Khoản 1 Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định đối tượng người có công với cách mạng bao gồm:
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
Khoản 3 Điều 42 Nghị định 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (Nghị định 31/2013/NĐ-CP) quy định:
3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ bằng một lần mức chuẩn.
Tại Điều 43 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp người phục vụ như sau:
1. Mức trợ cấp bằng một lần mức chuẩn.
2. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được xác nhận trước ngày 01 tháng 9 năm 2012 thì thời điểm hưởng trợ cấp người phục vụ từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.
3. Hồ sơ hưởng trợ cấp
a) Quyết định trợ cấp, phụ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
b) Quyết định trợ cấp người phục vụ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Về mức chuẩn để xác định mức trợ cấp đối với người có công với cách mạng, Khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng quy định như sau:
1. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 1.417.000 đồng.
Như vậy, theo các quy định trên, đối với người có công với cách mạng, tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, sống ở gia đình thì được trợ cấp người phục vụ bằng một lần mức chuẩn. Mức chuẩn để xác định mức trợ cấp và hồ sơ hưởng trợ cấp người phục vụ được thực hiện theo các quy định trên.
Tác giả: Phạm Thị Hằng
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điểm i Khoản 1 Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định đối tượng người có công với cách mạng bao gồm:
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
Khoản 3 Điều 42 Nghị định 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (Nghị định 31/2013/NĐ-CP) quy định:
3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ bằng một lần mức chuẩn.
Tại Điều 43 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp người phục vụ như sau:
1. Mức trợ cấp bằng một lần mức chuẩn.
2. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được xác nhận trước ngày 01 tháng 9 năm 2012 thì thời điểm hưởng trợ cấp người phục vụ từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.
3. Hồ sơ hưởng trợ cấp
a) Quyết định trợ cấp, phụ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
b) Quyết định trợ cấp người phục vụ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Về mức chuẩn để xác định mức trợ cấp đối với người có công với cách mạng, Khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng quy định như sau:
1. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 1.417.000 đồng.
Như vậy, theo các quy định trên, đối với người có công với cách mạng, tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, sống ở gia đình thì được trợ cấp người phục vụ bằng một lần mức chuẩn. Mức chuẩn để xác định mức trợ cấp và hồ sơ hưởng trợ cấp người phục vụ được thực hiện theo các quy định trên.
Tác giả: Phạm Thị Hằng
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Phạm Thị Hằng
Những tin mới hơn
- Người lao động nước ngoài có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế không? (04/05/2019)
- Khám chữa bệnh tại cơ sở không có hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (06/05/2019)
- Nâng mức hưởng bảo hiểm y tế cho người thuộc nhiều đối tượng (07/05/2019)
- Quân nhân chuyên nghiệp có được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con không? (08/05/2019)
- Mức hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ (02/05/2019)
- Trách nhiệm, thủ tục xác định mức độ khuyết tật (26/04/2019)
- Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và trường hợp chậm đóng (23/04/2019)
- Có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi hưởng trợ cấp thất nghiệp? (24/04/2019)
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người. (25/04/2019)
- Các trường hợp được cấp lại và bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy ra viện. (20/04/2019)
Những tin cũ hơn
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau (18/04/2019)
- Đang trong thời gian nghỉ phép có được hưởng chế độ ốm đau không? (17/04/2019)
- Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (16/04/2019)
- Chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng có được nghỉ hưởng chế độ khi thai chết lưu không? (13/04/2019)
- Điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân của thương binh suy giảm khả năng lao động (12/04/2019)
- Có được xử lý kỷ luật lao động khi người lao động vắng mặt không? (11/04/2019)
- Các trường hợp được cấp lại và bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy ra viện (04/04/2019)
- Trợ cấp người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (03/04/2019)
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau (02/04/2019)
- Đang trong thời gian nghỉ phép có được hưởng chế độ ốm đau không? (01/04/2019)
Ý kiến bạn đọc