Tiền lương và chế độ bảo hiểm cho người lao động bị ngừng việc
(Lao Động) - Công ty tôi hiện đang gặp nhiều khó khăn nên dự kiến sẽ tạm thời cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất ngừng việc. Đề nghị luật sư cho biết, trong trường hợp này, tiền lương và chế độ bảo hiểm xã hội cho những người lao động này công ty phải chi trả như thế nào (Nguyễn Lan Anh).
Công ty Luật TNHH YouMe - trả lời:
Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động hiện hành thì trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: i) Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương; ii) Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu; iii) Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 195/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì “Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động” được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương.
Khoản 2 Điều 54 Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25.10.2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, thì người lao động ngừng việc, nghỉ việc trong tháng, có ít nhất 1 ngày làm việc và hưởng tiền lương trong tháng, thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động như sau: Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó.
Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc. Nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 1 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày trong tháng thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động cả tháng đó. Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng ngừng việc, nghỉ việc.
Theo các thông tin bà cung cấp, công ty bà hiện đang gặp nhiều khó khăn nên dự kiến sẽ tạm thời cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất ngừng việc, do đó, đây là thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động. Căn cứ vào quy định nói trên, người sử dụng lao động vẫn phải trả lương và tham gia BHXH cho người lao động như thời gian làm việc bình thường
Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động hiện hành thì trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: i) Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương; ii) Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu; iii) Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 195/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì “Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động” được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương.
Khoản 2 Điều 54 Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25.10.2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, thì người lao động ngừng việc, nghỉ việc trong tháng, có ít nhất 1 ngày làm việc và hưởng tiền lương trong tháng, thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động như sau: Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó.
Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc. Nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 1 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày trong tháng thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động cả tháng đó. Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng ngừng việc, nghỉ việc.
Theo các thông tin bà cung cấp, công ty bà hiện đang gặp nhiều khó khăn nên dự kiến sẽ tạm thời cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất ngừng việc, do đó, đây là thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động. Căn cứ vào quy định nói trên, người sử dụng lao động vẫn phải trả lương và tham gia BHXH cho người lao động như thời gian làm việc bình thường
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: TS.LS Vũ Thái Hà
Nguồn tin: Báo Lao Động
Nguồn tin: Báo Lao Động
Từ khóa:
tiền lương, chế độ bảo hiểm, người lao động, ngừng việc, luật youme
Những tin mới hơn
- Xác định người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh (30/08/2014)
- Chế độ BHXH đối với người lao động đã nghỉ hưu (30/08/2014)
- Chế độ tai nạn lao động (30/08/2014)
- Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc (30/08/2014)
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ khi mang thai (30/08/2014)
- Nội quy lao động trái luật thì có thể kỷ luật người lao động vi phạm không? (30/08/2014)
- Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề (30/08/2014)
- Sa thải người lao động do hành vi trộm cắp tài sản (30/08/2014)
- Chế độ với người lao động khi công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ (30/08/2014)
- Sa thải và yêu cầu bồi thường khi người lao động làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp (30/08/2014)
Những tin cũ hơn
- Chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi (30/08/2014)
- Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (30/08/2014)
- Gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách (30/08/2014)
- Xây dựng thang lương, bảng lương cho người lao động làm việc trong điều kiện độc hại (30/08/2014)
- Chế độ hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ (30/08/2014)
- Thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (30/08/2014)
- Tiền lương của người lao động đối với thời gian báo trước và ngày phép chưa nghỉ (30/08/2014)
- Chế độ BHXH với NLĐ cao tuổi khi giao kết HĐLĐ mới (30/08/2014)
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động (30/08/2014)
- Trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản (30/08/2014)
Ý kiến bạn đọc