Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi
(Lao Động) - Tôi vừa đi làm trở lại sau thời gian nghỉ sinh con 6 tháng. Hằng ngày, công ty cho phép tôi nghỉ thêm 40 phút để cho con bú, nhưng cuối tháng lại trừ 50.000 đồng vào tiền lương của tôi với lý do tôi làm không đủ 8 tiếng/ngày. Hiện con tôi đã được 9 tháng tuổi. Xin hỏi luật sư: Công ty làm như vậy với tôi có đúng không? (Trần Thanh Lam).
Công ty Luật TNHH YouMe - trả lời:
Tại Chương 10 Bộ luật Lao động hiện hành, phần những quy định riêng đối với lao động nữ thì người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng những ưu tiên nhất định, cụ thể như sau: Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa. Người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương.
Đồng thời, tại khoản 3 điều 3 Nghị định 195/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm: i) Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc; ii) Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc; iii) Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người; iv) Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi; v) Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữ trong thời gian hành kinh; vi) Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động; vii) Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; vii) Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, theo các thông tin mà bà cung cấp, bà thuộc diện lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, cho nên, bà sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương. Do đó, việc công ty trừ tiền lương của bà với lý do bà làm việc không đủ 8 tiếng/ngày là không đúng với các quy định của pháp luật.
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: TS.LS Vũ Thái Hà
Nguồn tin: Báo Lao Động
Nguồn tin: Báo Lao Động
Từ khóa:
thời giờ nghỉ, lao động nữ, nuôi con, 12 tháng tuổi. luật youme
Những tin mới hơn
- Hình thức kỷ luật chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn (31/08/2014)
- Giá trị pháp lý của bản sao chứng thực trong Hồ sơ đăng ký học (31/08/2014)
- Chấm dứt Hợp đồng lao động đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng (31/08/2014)
- Hợp đồng lao động trong Hồ sơ đăng ký thi liên thông đại học (31/08/2014)
- Gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách (31/08/2014)
- Mức đóng và phương thức đóng Bảo hiểm xã hội (31/08/2014)
- Thủ tục chốt sổ BHXH và hưởng BHTN khi chấm dứt HĐLĐ? (31/08/2014)
- Tiêu chuẩn đối với cán bộ làm công tác y tế trường học (31/08/2014)
- Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hàng năm (31/08/2014)
- Miễn học phí đối với thân nhân của người có công với cách mạng (31/08/2014)
Những tin cũ hơn
- Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc (31/08/2014)
- Chế độ tai nạn lao động (31/08/2014)
- Chế độ BHXH đối với người lao động đã nghỉ hưu (31/08/2014)
- Xác định người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh (31/08/2014)
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ khi mang thai (31/08/2014)
- Nội quy lao động trái luật thì có thể kỷ luật người lao động vi phạm không? (31/08/2014)
- Chế độ với người lao động khi công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ (30/08/2014)
- Sa thải người lao động do hành vi trộm cắp tài sản (30/08/2014)
- Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề (30/08/2014)
- Sa thải và yêu cầu bồi thường khi người lao động làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp (30/08/2014)
Ý kiến bạn đọc