Thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng chế độ thai sản không?
Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 3 năm ở 2 công ty khác nhau, tuy nhiên thời gian đóng không liên tục. Hiện tại tôi đang mang thai và dự sinh vào tháng 7/2018 . Xin hỏi tôi có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản không?
Bạn đọc có email loan9@XXX gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 3 năm ở 2 công ty khác nhau, tuy nhiên thời gian đóng không liên tục. Hiện tại tôi đang mang thai và dự sinh vào tháng 7/2018 . Xin hỏi tôi có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản không?
Luật gia Nguyễn Thị Trang, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1, khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định cụ thể về thời gian 12 tháng trước khi sinh con như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Căn cứ quy định nêu trên, điều kiện hưởng chế độ thai sản là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Cách xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con được thực hiện theo quy định đã trích dẫn.
Tác giả: Nguyễn Thị Trang _ Công ty Luật TNHH YouMe
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Nguyễn Thị Trang, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1, khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định cụ thể về thời gian 12 tháng trước khi sinh con như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Căn cứ quy định nêu trên, điều kiện hưởng chế độ thai sản là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Cách xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con được thực hiện theo quy định đã trích dẫn.
Tác giả: Nguyễn Thị Trang _ Công ty Luật TNHH YouMe
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Trang
Những tin mới hơn
- Những trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động (11/03/2019)
- Nghỉ thai sản có được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên không? (12/03/2019)
- Làm cháy máy móc của công ty bồi thường thế nào? (15/03/2019)
- Cách tính tiền lương được hưởng do chưa nghỉ hết ngày nghỉ hàng năm (15/03/2019)
- Bồi thường chi phí đào tạo đối với viên chức (10/03/2019)
- Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (06/03/2019)
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi ra nước ngoài định cư (25/02/2019)
- Hồ sơ giám định suy giảm khả năng lao động để thực hiện chế độ hưu trí (27/02/2019)
- Đối tượng hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh (05/03/2019)
- Mức bồi thường và thời hạn bồi thường của công ty khi người lao động bị tai nạn lao động (22/02/2019)
Những tin cũ hơn
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi ra nước ngoài định cư (20/02/2019)
- Mức bồi thường và thời hạn bồi thường của công ty khi người lao động bị tai nạn lao động (19/02/2019)
- Thông báo tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp (18/02/2019)
- Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên (14/02/2019)
- Xử lý kỷ luật sa thải đối với lao động nữ có thai (13/02/2019)
- Khi nào được chuyển người lao động làm việc khác hợp đồng lao động? (02/10/2018)
- Người làm ở hai công ty, hưởng chế độ tai nạn lao động thế nào? (30/09/2018)
- Quân nhân chuyên nghiệp được miễn, giảm viện phí thế nào? (27/09/2018)
- Làm 3 năm, hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào? (25/09/2018)
- Không đóng bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động bị xử lý thế nào? (18/09/2018)
Ý kiến bạn đọc