Tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh bị xử phạt như thế nào?
Thẻ bảo hiểm y tế của tôi bị in sai tên đệm vì vậy tôi đã tẩy và ghi lại tên cho đúng. Sau khi mang thẻ bảo hiểm y tế đi khám thì tôi mới biết đó là hành vi vi phạm pháp luật. Xin hỏi, trường hợp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Bạn đọc có email MinhHue8x@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Thẻ bảo hiểm y tế của tôi bị in sai tên đệm vì vậy tôi đã tẩy và ghi lại tên cho đúng. Sau khi mang thẻ bảo hiểm y tế đi khám thì tôi mới biết đó là hành vi vi phạm pháp luật. Xin hỏi, trường hợp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Luật gia Cấn Thị Phương Dung, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1 và Khoản 3 Điều 65 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
1. Phạt tiền đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 nếu chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; Phạt từ Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu đã làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế. Ngoài ra có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như pháp luật quy định nêu trên.
Tư vấn pháp luật.
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Cấn Thị Phương Dung, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1 và Khoản 3 Điều 65 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
1. Phạt tiền đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 nếu chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; Phạt từ Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu đã làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế. Ngoài ra có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như pháp luật quy định nêu trên.
Tư vấn pháp luật.
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Phương Dung
Những tin mới hơn
- Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo (04/11/2020)
- Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương? (04/11/2020)
- Viên chức có được thành lập bệnh viên tư hay không? (20/11/2020)
- Thủ tục hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm trong đại dịch Covid-19 (03/12/2020)
- Nội dung chi công tác cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai (28/10/2020)
- Bị ung thư có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không? (28/10/2020)
- Nguyên tắc trả lương khi chấm dứt hợp đồng lao động (13/10/2020)
- Tốt nghiệp đại học có được gọi nhập ngũ hay không? (13/10/2020)
- Có được truy lĩnh lại số tiền lương còn thiếu hay không? (21/10/2020)
- Miễn đào tạo nghề thừa phát lại (13/10/2020)
Những tin cũ hơn
- Thời hạn hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng viên chức (05/10/2020)
- Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức (05/10/2020)
- Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan đang phục vụ tại ngũ? (28/09/2020)
- Các trường hợp hợp cán bộ, công chức, viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật (28/09/2020)
- Giải quyết tố cáo trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết (07/09/2020)
- Những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không được thanh toán công tác phí (07/09/2020)
- Doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH, người lao động có được chốt sổ BHXH không? (17/08/2020)
- Cưỡng bức lao động bị phạt tù bao nhiêu năm? (06/08/2020)
- Thời hiệu và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức (06/08/2020)
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (06/08/2020)
Ý kiến bạn đọc