Quy định pháp luật về việc trả lương không đúng hạn trong tình hình dịch bệnh
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty tôi. Do vậy, công ty tôi gặp khó khăn về mặt tài chính. Xin hỏi, trong tình hình dịch bên này, công ty tôi có thể trả chậm lương người lao động không? Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này?
Bạn đọc có email hoamaixxx@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty tôi. Do vậy, công ty tôi gặp khó khăn về mặt tài chính. Xin hỏi, trong tình hình dịch bên này, công ty tôi có thể trả chậm lương người lao động không? Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này?
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động quy định nguyên tắc trả lương như sau:
1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:
a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
Như vậy, trong trường hợp dịch bệnh mà công ty bạn đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được thực hiện theo quy định pháp luật trích dẫn trên.
Tư vấn pháp luật
Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động quy định nguyên tắc trả lương như sau:
1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:
a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
Như vậy, trong trường hợp dịch bệnh mà công ty bạn đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được thực hiện theo quy định pháp luật trích dẫn trên.
Tư vấn pháp luật
Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Phạm Thị Hằng
Từ khóa:
ảnh hưởng, nghiêm trọng, hoạt động, kinh doanh, công ty, khó khăn, tài chính, tình hình, có thể, lao động, pháp luật, quy định, như thế, trường hợp
Những tin mới hơn
- Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo (25/05/2020)
- Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (25/05/2020)
- Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động (01/06/2020)
- Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp (01/06/2020)
- Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động (25/05/2020)
- Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động (25/05/2020)
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (18/05/2020)
- Người làm chứng không có mặt tại phiên tòa sơ phẩm (18/05/2020)
- Quy định pháp luật về thời hạn kháng cáo (18/05/2020)
- Mức xử phạt đối với hành vi chở vật liệu dễ rơi vãi mà không che chắn (11/05/2020)
Những tin cũ hơn
- Công ty trả lương không đúng hạn bị xử phạt như thế nào (21/04/2020)
- Cách tính bảo hiểm xã hội một lần (21/04/2020)
- Lệ phí tuyển dụng lao động (21/04/2020)
- Giữ lương và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động (13/04/2020)
- Hành vi chậm trả tiền lương làm thêm giờ sẽ bị xử lý như thế nào? (13/04/2020)
- Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (06/04/2020)
- Những trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng (06/04/2020)
- Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài (30/03/2020)
- Hình thức khiếu nại và người giải quyết khiếu nại (30/03/2020)
- Chuyển đổi nơi nhận lương hưu trong trường hợp chuyển nơi ở khác tỉnh (25/03/2020)
Ý kiến bạn đọc