Quy định pháp luật về nghỉ hằng năm
Bạn đọc có email Minhxu719XX@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Tôi làm việc tại công ty được 2 năm. Xin hỏi, việc nghỉ phép hàng năm được quy định như thế nào?
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 113 Bộ luật Lao động quy định về nghỉ hằng năm như sau:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Như vậy, việc nghỉ phép hàng năm được thực hiện theo quy định pháp luật trích dẫn trên.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 113 Bộ luật Lao động quy định về nghỉ hằng năm như sau:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Như vậy, việc nghỉ phép hàng năm được thực hiện theo quy định pháp luật trích dẫn trên.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Phạm Thị Hằng
Từ khóa:
bạn đọc, công ty, làm việc, nghỉ phép, quy định, như thế, lao động, sử dụng, hợp đồng, người làm, thành niên, nặng nhọc, độc hại, đặc biệt, tỷ lệ, tương ứng, trường hợp, việc làm, thanh toán, tiền lương, trách nhiệm
Những tin mới hơn
- Tổ chức làm việc theo ca (08/03/2021)
- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động (08/03/2021)
- Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc (08/03/2021)
- Xử phạt đối với hành khách đi xe gây mất trật tự trên xe (08/03/2021)
- Quy định về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc (21/02/2021)
- Chậm trả lương phải trả tiền lãi của số tiền chậm trả (21/02/2021)
- Điều kiện sử dụng người lao động làm thêm giờ (17/02/2021)
- Nghỉ phép để kết hôn mà vẫn hưởng nguyên lương (17/02/2021)
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở quá số người đối với xe ô tô chở khách (17/02/2021)
- Quy định về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc (01/02/2021)
Những tin cũ hơn
- Thời gian làm việc đối với phụ nữ đang nuôi con nhỏ (01/02/2021)
- Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật (25/01/2021)
- Tuổi nghỉ hưu của lao động làm việc trong hầm lò (25/01/2021)
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần (25/01/2021)
- Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng (18/01/2021)
- Tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 (18/01/2021)
- Ưu đãi người có công với cách mạng (18/01/2021)
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp (18/01/2021)
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần (18/01/2021)
- Thủ tục hưởng chế độ thai sản trong trường hợp công ty nợ tiền BHXH (10/01/2021)
Ý kiến bạn đọc