Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
Tôi bị ốm không thể đi làm, đã xin phép và được công ty đồng ý cho nghỉ chế độ ốm đau. Tuy nhiên, chưa hết thời gian nghỉ công ty lại cho rằng tôi vi phạm kỷ luật và tiến hành họp xử lý mà không lập thành biên bản. Xin hỏi, công ty làm như vậy có đúng quy định của pháp luật về lao động không?
Bạn đọc có email thomdaoxxx@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Tôi bị ốm không thể đi làm, đã xin phép và được công ty đồng ý cho nghỉ chế độ ốm đau. Tuy nhiên, chưa hết thời gian nghỉ công ty lại cho rằng tôi vi phạm kỷ luật và tiến hành họp xử lý mà không lập thành biên bản. Xin hỏi, công ty làm như vậy có đúng quy định của pháp luật về lao động không?
Luật gia Đặng Thị Nụ, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1, Khoản 4 Điều 123 Bộ luật Lao động quy định về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Khoản 1 Điều 126 Bộ luật Lao động quy định về áp dụng hình thức kỷ luật sa thải như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
Như vậy, việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và không được xử lý kỷ luật khi lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau. Do đó, công ty đang vi phạm quy định của pháp luật về lao động.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Tác giả: Đặng Thị Nụ
Luật gia Đặng Thị Nụ, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1, Khoản 4 Điều 123 Bộ luật Lao động quy định về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Khoản 1 Điều 126 Bộ luật Lao động quy định về áp dụng hình thức kỷ luật sa thải như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
Như vậy, việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và không được xử lý kỷ luật khi lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau. Do đó, công ty đang vi phạm quy định của pháp luật về lao động.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Tác giả: Đặng Thị Nụ
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Đặng Thị Nụ
Những tin mới hơn
- Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân quận (09/06/2020)
- Những nội dung chủ yếu của nội quy lao động (09/06/2020)
- Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động (15/06/2020)
- Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật và các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật? (07/07/2020)
- Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo (09/06/2020)
- Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp (01/06/2020)
- Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo (25/05/2020)
- Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (25/05/2020)
- Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động (01/06/2020)
- Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động (25/05/2020)
Những tin cũ hơn
- Quy định pháp luật về thời hạn kháng cáo (18/05/2020)
- Người làm chứng không có mặt tại phiên tòa sơ phẩm (18/05/2020)
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (18/05/2020)
- Mức xử phạt đối với hành vi chở vật liệu dễ rơi vãi mà không che chắn (11/05/2020)
- Quy định pháp luật về việc trả lương không đúng hạn trong tình hình dịch bệnh (28/04/2020)
- Công ty trả lương không đúng hạn bị xử phạt như thế nào (21/04/2020)
- Cách tính bảo hiểm xã hội một lần (21/04/2020)
- Lệ phí tuyển dụng lao động (21/04/2020)
- Giữ lương và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động (13/04/2020)
- Hành vi chậm trả tiền lương làm thêm giờ sẽ bị xử lý như thế nào? (13/04/2020)
Ý kiến bạn đọc