Người tâm thần gây thiệt hại thì ai phải bồi thường?
Nhà tôi gần bệnh viện tâm thần. Thỉnh thoảng, có bệnh nhân trốn viện sang nhà tôi đập phá chậu cây. Xin hỏi, trong trường hợp này, ai có nghĩa vụ bồi thường cho gia đình tôi?
Bạn đọc có email Lalanguyen@XXX gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Nhà tôi gần bệnh viện tâm thần. Thỉnh thoảng, có bệnh nhân trốn viện sang nhà tôi đập phá chậu cây. Xin hỏi, trong trường hợp này, ai có nghĩa vụ bồi thường cho gia đình tôi?
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau: 1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. 2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Điều 599 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý như sau: 1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.
Như vậy, theo quy định trên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện trực tiếp quản lý thì bệnh viện phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, nếu bệnh viện chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý người bị bệnh tâm thần thì cha mẹ, người giám hộ của người bị tâm thần phải bồi thường.
Tác giả: Phạm Thị Hằng
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau: 1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. 2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Điều 599 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý như sau: 1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.
Như vậy, theo quy định trên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện trực tiếp quản lý thì bệnh viện phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, nếu bệnh viện chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý người bị bệnh tâm thần thì cha mẹ, người giám hộ của người bị tâm thần phải bồi thường.
Tác giả: Phạm Thị Hằng
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Phạm Thị Hằng
Từ khóa:
nhà tôi, tâm thần, thỉnh thoảng, trường hợp, có nghĩa, bồi thường, gia đình
Những tin mới hơn
- Công ty có được quyền cho nhân viên ngừng việc không hưởng lương khi xảy ra sự cố điện hay không? (10/12/2019)
- Điều kiện và trình tự cấp giấy phép lao động (12/12/2019)
- Công ty có được quyền cho nhân viên ngừng việc không hưởng lương khi xảy ra sự cố điện hay không? (16/12/2019)
- Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (17/12/2019)
- Điều trị tai nạn dài ngày có bị chấm dứt hợp đồng lao động không? (09/12/2019)
- Nộp hồ sơ khởi kiện doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? (05/12/2019)
- Tiền nào không đủ tiêu chuẩn lưu thông? (06/11/2019)
- Công ty tạm ngừng hoạt động có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không? (08/11/2019)
- Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động hay không? (03/12/2019)
- Bị ung thư có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không? (30/10/2019)
Những tin cũ hơn
- Họp xử lý kỷ luật người lao động có bắt buộc phải có mặt người lao động không? (16/10/2019)
- Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi bệnh binh chết (07/10/2019)
- Chế độ nghỉ thai sản khi thai chết lưu (28/09/2019)
- Trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm y tế? (26/09/2019)
- Mức lương đối với trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần (24/09/2019)
- Thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe (18/09/2019)
- Thời gian và thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh buôn bán và sản xuất rượu (17/09/2019)
- Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (11/09/2019)
- Trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm y tế? (09/09/2019)
- Chuyển nơi khám chữa bệnh đúng tuyến? (07/09/2019)
Ý kiến bạn đọc