Người làm chứng không có mặt tại phiên tòa sơ phẩm
Vừa qua, quản lý và một số công nhân của công ty tôi có xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát nhau. Tôi có chứng kiến vụ việc và can ngăn hai bên. Hai bên đã nộp đơn khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết. Tòa án đã triệu tập tôi 3-4 lần để lấy lời khai với tư cách người làm chứng. Xin hỏi, tôi không tham gia phiên toàn sơ phẩm thì có gây ảnh hưởng gì đến việc xét xử vụ án hay không?
Bạn đọc có địa chỉ: VuHieu9x@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Vừa qua, quản lý và một số công nhân của công ty tôi có xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát nhau. Tôi có chứng kiến vụ việc và can ngăn hai bên. Hai bên đã nộp đơn khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết. Tòa án đã triệu tập tôi 3-4 lần để lấy lời khai với tư cách người làm chứng. Xin hỏi, tôi không tham gia phiên toàn sơ phẩm thì có gây ảnh hưởng gì đến việc xét xử vụ án hay không?
Luật gia Cấn Thị Phương Dung, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 229 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của người làm chứng như sau:
1. Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án.
2. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.
Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó họ đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án. Chủ toạ phiên tòa công bố lời khai đó.
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án.
3. Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
Như vậy, việc vắng mặt của người làm chứng có thể ảnh hưởng tới việc xét xử tại phiên tòa. Phiên tòa vẫn được tiến hành nếu bạn đã lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án. Tuy nhiên nếu việc vắng mặt bạn gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án thì phiên tòa sẽ phải hoãn. Nếu bạn không có lý do chính đáng và việc vắng mặt gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bạn sẽ bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Tác giả: Phương Dung
Luật gia Cấn Thị Phương Dung, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 229 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của người làm chứng như sau:
1. Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án.
2. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.
Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó họ đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án. Chủ toạ phiên tòa công bố lời khai đó.
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án.
3. Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
Như vậy, việc vắng mặt của người làm chứng có thể ảnh hưởng tới việc xét xử tại phiên tòa. Phiên tòa vẫn được tiến hành nếu bạn đã lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án. Tuy nhiên nếu việc vắng mặt bạn gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án thì phiên tòa sẽ phải hoãn. Nếu bạn không có lý do chính đáng và việc vắng mặt gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bạn sẽ bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Tác giả: Phương Dung
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Cấn Thị Phương Dung
Những tin mới hơn
- Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp (01/06/2020)
- Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo (09/06/2020)
- Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân quận (09/06/2020)
- Những nội dung chủ yếu của nội quy lao động (09/06/2020)
- Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động (01/06/2020)
- Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (25/05/2020)
- Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động (25/05/2020)
- Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động (25/05/2020)
- Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo (25/05/2020)
- Quy định pháp luật về thời hạn kháng cáo (18/05/2020)
Những tin cũ hơn
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (18/05/2020)
- Mức xử phạt đối với hành vi chở vật liệu dễ rơi vãi mà không che chắn (11/05/2020)
- Quy định pháp luật về việc trả lương không đúng hạn trong tình hình dịch bệnh (28/04/2020)
- Công ty trả lương không đúng hạn bị xử phạt như thế nào (21/04/2020)
- Cách tính bảo hiểm xã hội một lần (21/04/2020)
- Lệ phí tuyển dụng lao động (21/04/2020)
- Giữ lương và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động (13/04/2020)
- Hành vi chậm trả tiền lương làm thêm giờ sẽ bị xử lý như thế nào? (13/04/2020)
- Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (06/04/2020)
- Những trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng (06/04/2020)
Ý kiến bạn đọc