Mức xử phạt đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế cho người không phải là người lao động của công ty
Công ty tôi có đóng bảo hiểm y tế cho người không phải là người lao động của công ty. Xin hỏi, hành vi này có thể bị xử phạt như thế nào?
Bạn đọc địa chỉ email: quangngocxxx@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Công ty tôi có đóng bảo hiểm y tế cho người không phải là người lao động của công ty. Xin hỏi, hành vi này có thể bị xử phạt như thế nào?
Luật gia Phạm Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 58 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý vào danh sách của cơ quan, tổ chức để tham gia bảo hiểm y tế như sau:
1. Phạt tiền đối với cơ quan, tổ chức đưa người tham gia bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp đã sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với cá nhân tham gia bảo hiểm y tế tại cơ quan, tổ chức không đúng quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ bảo hiểm y tế nhưng chưa sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ bảo hiểm y tế đã sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền cho quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này.
Như vậy, mức xử phạt đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế cho người không phải là người lao động của công ty được xác định theo quy định pháp luật đã trích dẫn ở trên.
Tác giả: Phạm Thị Hằng
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Phạm Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 58 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý vào danh sách của cơ quan, tổ chức để tham gia bảo hiểm y tế như sau:
1. Phạt tiền đối với cơ quan, tổ chức đưa người tham gia bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp đã sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với cá nhân tham gia bảo hiểm y tế tại cơ quan, tổ chức không đúng quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ bảo hiểm y tế nhưng chưa sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ bảo hiểm y tế đã sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền cho quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này.
Như vậy, mức xử phạt đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế cho người không phải là người lao động của công ty được xác định theo quy định pháp luật đã trích dẫn ở trên.
Tác giả: Phạm Thị Hằng
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Phạm Thị Hằng
Những tin mới hơn
- Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài (30/03/2020)
- Những trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng (06/04/2020)
- Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (06/04/2020)
- Hành vi chậm trả tiền lương làm thêm giờ sẽ bị xử lý như thế nào? (13/04/2020)
- Hình thức khiếu nại và người giải quyết khiếu nại (30/03/2020)
- Chuyển đổi nơi nhận lương hưu trong trường hợp chuyển nơi ở khác tỉnh (24/03/2020)
- Lao động nữ đang nuôi con nhỏ có phải làm thêm giờ vào ban đêm không? (03/03/2020)
- Thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật, thời hiệu xử lý kỷ luật (22/03/2020)
- Ký hợp đồng thử việc có phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc (24/03/2020)
- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên? (26/02/2020)
Những tin cũ hơn
- Người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động có được ký hợp đồng thử việc không? (02/02/2020)
- Pháp luật quy định như thế nào về tạm đình chỉ công việc? (16/01/2020)
- Thời gian làm việc đối với người lao động khuyết tật (05/01/2020)
- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả (01/01/2020)
- Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu (24/12/2019)
- Mức xử phạt đối với hành vi tự ý sửa thông tin trên chứng minh thư nhân dân? (19/12/2019)
- Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (16/12/2019)
- Công ty có được quyền cho nhân viên ngừng việc không hưởng lương khi xảy ra sự cố điện hay không? (16/12/2019)
- Điều kiện và trình tự cấp giấy phép lao động (12/12/2019)
- Công ty có được quyền cho nhân viên ngừng việc không hưởng lương khi xảy ra sự cố điện hay không? (10/12/2019)
Ý kiến bạn đọc