Làm cháy máy móc của công ty bồi thường thế nào?
Tôi là công nhân vận hành máy móc tại một công ty tư nhân. Trong quá trình làm việc, tôi đã sơ suất làm cháy máy có giá trị 30 triệu đồng. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi phải bồi thường như thế nào đối với công ty?
uật gia Nguyễn Thị Trang, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 130 Bộ luật Lao động 2012 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Đồng thời, tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2012 quy định về việc khấu trừ tiền lương như sau:
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.
Như vậy, căn cứ các quy định hiện hành, trường hợp ông làm hư hỏng máy móc của công ty thì phải thực hiện việc bồi thường cho công ty theo các quy định đã trích dẫn. Mức khấu trừ tiền lương hàng tháng để bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định đã nêu.
Tác giả: Nguyễn Thị Trang
Ảnh: Sưu tầm
Điều 130 Bộ luật Lao động 2012 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Đồng thời, tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2012 quy định về việc khấu trừ tiền lương như sau:
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.
Như vậy, căn cứ các quy định hiện hành, trường hợp ông làm hư hỏng máy móc của công ty thì phải thực hiện việc bồi thường cho công ty theo các quy định đã trích dẫn. Mức khấu trừ tiền lương hàng tháng để bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định đã nêu.
Tác giả: Nguyễn Thị Trang
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Trang
Những tin mới hơn
- Thai chết lưu ở tuần thứ 7 có được nghỉ dưỡng sức sau thai sản không? (25/03/2019)
- Có chốt sổ bảo hiểm cho người lao động khi công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội được không? (27/03/2019)
- Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (29/03/2019)
- Đang trong thời gian nghỉ phép có được hưởng chế độ ốm đau không? (31/03/2019)
- Đổi thẻ bảo hiểm y tế khi sai ngày, tháng, năm sinh (25/03/2019)
- Những trường hợp được Nhà nước hỗ trợ khi thăm viếng mộ liệt sĩ (22/03/2019)
- Đổi thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi nơi tạm trú (18/03/2019)
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức (20/03/2019)
- Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức (22/03/2019)
- Cách tính tiền lương được hưởng do chưa nghỉ hết ngày nghỉ hàng năm (15/03/2019)
Những tin cũ hơn
- Nghỉ thai sản có được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên không? (12/03/2019)
- Những trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động (11/03/2019)
- Bồi thường chi phí đào tạo đối với viên chức (10/03/2019)
- Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (06/03/2019)
- Đối tượng hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh (05/03/2019)
- Hồ sơ giám định suy giảm khả năng lao động để thực hiện chế độ hưu trí (27/02/2019)
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi ra nước ngoài định cư (25/02/2019)
- Mức bồi thường và thời hạn bồi thường của công ty khi người lao động bị tai nạn lao động (22/02/2019)
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng chế độ thai sản không? (21/02/2019)
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi ra nước ngoài định cư (20/02/2019)
Ý kiến bạn đọc