Điều trị tai nạn dài ngày có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?
Bác tôi ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 2 năm với công ty thì không may bị tai nạn lao động. Đến nay, bác tôi đã nằm viện điều trị được 5 tháng. Xin hỏi, nếu bác tôi điều trị tai nạn lao động mất một thời gian dài mới đi làm lại được thì công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với bác tôi hay không?
Bạn đọc có email binhan36@xxx hỏi: Bác tôi ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 2 năm với công ty thì không may bị tai nạn lao động. Đến nay, bác tôi đã nằm viện điều trị được 5 tháng. Xin hỏi, nếu bác tôi điều trị tai nạn lao động mất một thời gian dài mới đi làm lại được thì công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với bác tôi hay không?
Luật gia Nguyễn Thị Trang, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 39 Bộ luật lao động năm 2012 quy định các trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau: 1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này. 2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý. 3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này. 4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điểm b) Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: 1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
Như vậy, trường hợp của bác ông đã kí hợp đồng 2 năm mà bị tai nạn phải điều trị theo quyết định của cơ sở khám bệnh thì công ty không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trừ trường hợp bác ông đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của bác ông bình phục thì sẽ được xem xét tiếp tục kí kết hợp đồng lao động theo quy định.
Tác giả: Nguyễn Thị Trang
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Nguyễn Thị Trang, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 39 Bộ luật lao động năm 2012 quy định các trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau: 1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này. 2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý. 3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này. 4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điểm b) Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: 1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
Như vậy, trường hợp của bác ông đã kí hợp đồng 2 năm mà bị tai nạn phải điều trị theo quyết định của cơ sở khám bệnh thì công ty không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trừ trường hợp bác ông đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của bác ông bình phục thì sẽ được xem xét tiếp tục kí kết hợp đồng lao động theo quy định.
Tác giả: Nguyễn Thị Trang
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Trang
Những tin mới hơn
- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả (02/01/2020)
- Thời gian làm việc đối với người lao động khuyết tật (06/01/2020)
- Pháp luật quy định như thế nào về tạm đình chỉ công việc? (17/01/2020)
- Người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động có được ký hợp đồng thử việc không? (03/02/2020)
- Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu (24/12/2019)
- Mức xử phạt đối với hành vi tự ý sửa thông tin trên chứng minh thư nhân dân? (19/12/2019)
- Điều kiện và trình tự cấp giấy phép lao động (12/12/2019)
- Công ty có được quyền cho nhân viên ngừng việc không hưởng lương khi xảy ra sự cố điện hay không? (16/12/2019)
- Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (17/12/2019)
- Công ty có được quyền cho nhân viên ngừng việc không hưởng lương khi xảy ra sự cố điện hay không? (10/12/2019)
Những tin cũ hơn
- Nộp hồ sơ khởi kiện doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? (05/12/2019)
- Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động hay không? (03/12/2019)
- Công ty tạm ngừng hoạt động có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không? (08/11/2019)
- Tiền nào không đủ tiêu chuẩn lưu thông? (06/11/2019)
- Bị ung thư có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không? (30/10/2019)
- Người tâm thần gây thiệt hại thì ai phải bồi thường? (21/10/2019)
- Họp xử lý kỷ luật người lao động có bắt buộc phải có mặt người lao động không? (16/10/2019)
- Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi bệnh binh chết (07/10/2019)
- Chế độ nghỉ thai sản khi thai chết lưu (28/09/2019)
- Trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm y tế? (26/09/2019)
Ý kiến bạn đọc