Điều kiện, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như thế nào?
Con trai tôi 5 tuổi bị ốm phải nằm viện điều trị bệnh từ ngày 13/7/2018. Trong thời gian con ốm, cả hai vợ chồng tôi đều nghỉ việc để chăm sóc con. Hai vợ chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ. Xin hỏi: Vợ chồng tôi có được nghỉ để chăm sóc con ốm đau không? Được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
Bạn đọc địa chỉ email: Haianh08@XXX gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Con trai tôi 5 tuổi bị ốm phải nằm viện điều trị bệnh từ ngày 13/7/2018. Trong thời gian con ốm, cả hai vợ chồng tôi đều nghỉ việc để chăm sóc con. Hai vợ chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ. Xin hỏi: Vợ chồng tôi có được nghỉ để chăm sóc con ốm đau không? Được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
Luật gia Nguyễn Thị Trang Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau khi chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau như sau:
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Điều 5. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
a) Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau;
b) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tùy theo điều kiện của mỗi người để luân phiên nghỉ việc chăm sóc con ốm đau.
c) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau.
Như vậy, điều kiện nghỉ hưởng chế độ và thời gian tối đa nghỉ hưởng chế độ khi con ốm đau được thực hiện theo quy định nêu trên.
Tác giả: Nguyễn Thị Trang
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Nguyễn Thị Trang Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau khi chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau như sau:
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Điều 5. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
a) Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau;
b) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tùy theo điều kiện của mỗi người để luân phiên nghỉ việc chăm sóc con ốm đau.
c) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau.
Như vậy, điều kiện nghỉ hưởng chế độ và thời gian tối đa nghỉ hưởng chế độ khi con ốm đau được thực hiện theo quy định nêu trên.
Tác giả: Nguyễn Thị Trang
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Trang
Những tin mới hơn
- Vợ có thai với người khác, chồng có được làm thủ tục ly hôn không? (09/08/2019)
- Điều kiện đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện đa khoa tỉnh (10/08/2019)
- Chế độ đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng trợ cấp thâm niên trong lương hưu? (12/08/2019)
- Lập hồ sơ tai nạn lao động như thế nào? (13/08/2019)
- Thủ tục kháng cáo bản án của Tòa án cấp sơ thẩm (08/08/2019)
- Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất (07/08/2019)
- Trách nhiệm sử dụng lao động của công ty nhận sáp nhập (29/07/2019)
- Xử lý khi có 2 sổ bảo hiểm xã hội có thời gian đóng trùng nhau (01/08/2019)
- Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng ô tô cá nhân (03/08/2019)
- Giữ chứng minh nhân dân bản gốc của người giúp việc có được không (27/07/2019)
Những tin cũ hơn
- Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như thế nào? (13/07/2019)
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động? (29/06/2019)
- Thông báo tìm kiếm việc làm của người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (27/06/2019)
- Thời hạn của giấy phép lao động của người nước ngoài? (26/06/2019)
- Điều kiện hưởng chế độ ốm đau như thế nào? (25/06/2019)
- Mức bồi thường của công ty khi người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp (24/06/2019)
- Chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đang điều trị tai nạn lao động (19/06/2019)
- Làm việc không trọn thời gian có được tham gia bảo hiểm xã hội không? (18/06/2019)
- Có được ủy quyền để giao kết Hợp đồng lao động không? (17/06/2019)
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao đồng (15/06/2019)
Ý kiến bạn đọc