Điều kiện hưởng và mức hưởng trợ cấp mất việc làm
Tôi làm ở một công ty tư nhân được 4 năm. Vừa qua, do thay đổi cơ cấu công nghệ nên công ty cho tôi nghỉ. Vậy, tôi có được hưởng trợ cấp mất việc không? Nếu có thì mức trợ cấp mất việc làm mà tôi được hưởng là bao nhiêu?
Bạn đọc địa chỉ email : quanhai1272@XXX gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Tôi làm ở một công ty tư nhân được 4 năm. Vừa qua, do thay đổi cơ cấu công nghệ nên công ty cho tôi nghỉ. Vậy, tôi có được hưởng trợ cấp mất việc không? Nếu có thì mức trợ cấp mất việc làm mà tôi được hưởng là bao nhiêu?
Luật gia Phạm Thị Hằng Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ như sau:
1.Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
Khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về trợ cấp mất việc làm khi thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế như sau:
1.Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
Khoản 2, khoản 3 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về thời gian làm việc và tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm như sau:
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
Căn cứ quy định pháp luật nêu trên, trường hợp công ty ông vì lý do thay đổi cơ cấu công nghệ mà không thể giải quyết được việc làm mới cho ông mà phải cho ông thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo các quy định đã trích dẫn.
Tác giả: Phạm Thị Hằng
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Phạm Thị Hằng Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ như sau:
1.Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
Khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về trợ cấp mất việc làm khi thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế như sau:
1.Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
Khoản 2, khoản 3 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về thời gian làm việc và tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm như sau:
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
Căn cứ quy định pháp luật nêu trên, trường hợp công ty ông vì lý do thay đổi cơ cấu công nghệ mà không thể giải quyết được việc làm mới cho ông mà phải cho ông thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo các quy định đã trích dẫn.
Tác giả: Phạm Thị Hằng
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Phạm Thị Hằng
Những tin mới hơn
- Người lao động đang mang thai có bị xử lý kỷ luật lao động không? (12/06/2019)
- Xây dựng Nội quy lao động (13/06/2019)
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao đồng (15/06/2019)
- Có được ủy quyền để giao kết Hợp đồng lao động không? (17/06/2019)
- Chấm dứt hợp đồng với người lao động đang trong thời gian nghỉ thai sản (11/06/2019)
- Cách tính trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng (08/06/2019)
- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng với người đi nghĩa vụ quân sự (03/06/2019)
- Lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm không? (06/06/2019)
- Quy định về việc thông báo kết quả thử việc (07/06/2019)
- Trợ cấp một lần đối với người lao động bị tai nạn lao động (01/06/2019)
Những tin cũ hơn
- Chế độ nghĩ dưỡng sức của viên chức khi mắc bệnh nghề nghiệp (29/05/2019)
- Cách xác định mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (27/05/2019)
- Hưởng lương hưu khi chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội (21/05/2019)
- Đóng bảo hiểm xã hội khi đồng thời làm việc tại 2 công ty (20/05/2019)
- Có được kéo dài thời gian thử việc hơn 02 tháng không? (15/05/2019)
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do công ty chậm trả lương (13/05/2019)
- Xử phạt khi công ty không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động (11/05/2019)
- Quân nhân chuyên nghiệp có được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con không? (08/05/2019)
- Nâng mức hưởng bảo hiểm y tế cho người thuộc nhiều đối tượng (07/05/2019)
- Khám chữa bệnh tại cơ sở không có hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (06/05/2019)
Ý kiến bạn đọc