Cưỡng bức lao động bị phạt tù bao nhiêu năm?
Con gái tôi đi làm ăn xa nhà, vừa rồi tôi có lên thăm thì phát hiện ra cháu thường xuyên bị chủ xí nghiệp đánh đập, yêu cầu làm việc quá sức. Xin hỏi, trường hợp này, chủ xí nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Bạn đọc có email NgocHung7x@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Con gái tôi đi làm ăn xa nhà, vừa rồi tôi có lên thăm thì phát hiện ra cháu thường xuyên bị chủ xí nghiệp đánh đập, yêu cầu làm việc quá sức. Xin hỏi, trường hợp này, chủ xí nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Luật gia Cấn Thị Phương Dung, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 297 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự quy định về tội cưỡng bức lao động như sau:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Như vậy, trường hợp này chủ xí nghiệp có thể bị phạt tiền và phạt tù. Việc xác định hình phạt được thực hiện theo quy định pháp luật nêu trên.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Tác giả: Phương Dung
Luật gia Cấn Thị Phương Dung, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 297 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự quy định về tội cưỡng bức lao động như sau:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Như vậy, trường hợp này chủ xí nghiệp có thể bị phạt tiền và phạt tù. Việc xác định hình phạt được thực hiện theo quy định pháp luật nêu trên.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: Sưu tầm
Tác giả: Phương Dung
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Phương Dung
Từ khóa:
đi làm, phát hiện, thường xuyên, xí nghiệp, yêu cầu, làm việc, quá sức, trường hợp, có thể, truy cứu, trách nhiệm, như thế
Những tin mới hơn
- Thời hạn hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng viên chức (05/10/2020)
- Tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh bị xử phạt như thế nào? (05/10/2020)
- Miễn đào tạo nghề thừa phát lại (13/10/2020)
- Nguyên tắc trả lương khi chấm dứt hợp đồng lao động (13/10/2020)
- Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức (05/10/2020)
- Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan đang phục vụ tại ngũ? (27/09/2020)
- Những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không được thanh toán công tác phí (06/09/2020)
- Giải quyết tố cáo trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết (06/09/2020)
- Các trường hợp hợp cán bộ, công chức, viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật (27/09/2020)
- Doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH, người lao động có được chốt sổ BHXH không? (16/08/2020)
Những tin cũ hơn
- Thời hiệu và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức (06/08/2020)
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (06/08/2020)
- Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (19/07/2020)
- Hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công và các trường hợp không được đình công (19/07/2020)
- Người lao động cao tuổi (12/07/2020)
- Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (12/07/2020)
- Thời hạn của giấy phép lao động (12/07/2020)
- Trình tự đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công (07/07/2020)
- Người lao động không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có được chi trả thêm khoản tiền tương đương mức đóng bảo hiểm xã hội không? (07/07/2020)
- Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật và các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật? (07/07/2020)
Ý kiến bạn đọc