Bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ
(Lao động thủ đô) - Tôi ký HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng với một công ty. Trong thời gian làm việc, công ty cử tôi tham gia một khóa đào tạo và yêu cầu tôi cam kết sẽ làm việc cho công ty ít nhất 2 năm. Do không được bố trí đúng công việc theo HĐLĐ, tôi gửi đơn xin thôi việc. Sau khi nghỉ việc, tôi nhận được thông báo của công ty yêu cầu tôi bồi thường chi phí đào tạo. Tôi có phải bồi thường chi phí đào tạo không (Nguyễn Hồng Mai, Từ Liêm, Hà Nội).
Công ty Luật TNHH YouMe - trả lời:
Theo khoản 1 điều 37 Bộ luật Lao động (BLLĐ), NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp: “a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐLĐ; c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền; g) NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục”.
Thời hạn báo trước trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ là “Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn” (điểm b khoản 2 điều 37). Khoản 3 điều 43 BLLĐ có quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật: “Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người SDLĐ theo quy định tại điều 62 của bộ luật này”.
Bạn làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng, do đó bạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nếu không được bố trí theo đúng công việc đã thỏa thuận (căn cứ điểm a khoản 1 điều 37 BLLĐ). Tuy nhiên, bạn phải tuân thủ quy định về thời hạn báo trước (tối thiểu 30 ngày theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 37 BLLĐ). Nếu bạn không tuân thủ đúng quy định về thời hạn báo trước, sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật và phải hoàn trả chi phí đào tạo (theo khoản 3 điều 43 BLLĐ).
Theo khoản 1 điều 37 Bộ luật Lao động (BLLĐ), NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp: “a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐLĐ; c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền; g) NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục”.
Thời hạn báo trước trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ là “Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn” (điểm b khoản 2 điều 37). Khoản 3 điều 43 BLLĐ có quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật: “Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người SDLĐ theo quy định tại điều 62 của bộ luật này”.
Bạn làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng, do đó bạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nếu không được bố trí theo đúng công việc đã thỏa thuận (căn cứ điểm a khoản 1 điều 37 BLLĐ). Tuy nhiên, bạn phải tuân thủ quy định về thời hạn báo trước (tối thiểu 30 ngày theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 37 BLLĐ). Nếu bạn không tuân thủ đúng quy định về thời hạn báo trước, sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật và phải hoàn trả chi phí đào tạo (theo khoản 3 điều 43 BLLĐ).
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: LS. Phạm Ngọc Minh
Nguồn tin: Báo Lao Động Thủ đô
Nguồn tin: Báo Lao Động Thủ đô
Những tin mới hơn
- Căn cứ, thẩm quyền xử lý kỷ luật sa thải người lao động (30/08/2014)
- Chế độ nghỉ hằng năm của người lao động (30/08/2014)
- Trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản (30/08/2014)
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động (30/08/2014)
- Tham gia BHTN khi làm việc trong văn phòng đại diện (30/08/2014)
- Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng? (30/08/2014)
- Chế độ và hồ sơ, thủ tục nghỉ hưu trước tuổi (30/08/2014)
- Quy định về tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc (30/08/2014)
- Chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp (30/08/2014)
- Trách nhiệm của DN không tham gia BHXH, BHYT cho NLĐ bị TNLĐ (30/08/2014)
Những tin cũ hơn
- Chỉ được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ đúng luật (30/08/2014)
- Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải (30/08/2014)
- Chế độ trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ (30/08/2014)
- Có được ký nhiều HĐLĐ? (30/08/2014)
- Quy định về điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (30/08/2014)
- Thời gian và mức lương thử việc (30/08/2014)
- Ký hợp đồng thử việc có thời hạn 90 ngày là trái luật (30/08/2014)
- Truy thu tiền đóng BHXH (30/08/2014)
- Trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức (30/08/2014)
- Định mức giờ dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công việc chuyên môn (30/08/2014)
Ý kiến bạn đọc