Trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Công ty Luật TNHH YouMe - trả lời:
Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội được quy định tại các điều 27, 28 và 29 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua ngày 17-11-2010 và có hiệu lực ngày 1-7-2011 như sau:
Các tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được quyền tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội phải theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động sau đây: hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng... Ngoài ra tổ chức xã hội còn thực hiện các nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện có hệ thống cơ quan của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (cơ quan ở trung ương và các địa phương) trực tiếp tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới
trách nhiệm, tổ chức, xã hội, bảo vệ, quyền lợi người tiêu dùng, luật youme
Những tin mới hơn
- Mức hỗ trợ chi phí di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ sạt lở, lũ lụt được quy định như thế nào? (21/02/2020)
- Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe (01/06/2020)
- Gây ô nhiễm nguồn nước công cộng bị xử phạt hành chính như nào? (22/06/2020)
- Mở quán bia hơi gây ồn tới 12h đêm bị xử phạt thế nào? (22/06/2020)
- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả (01/01/2020)
- Xử phạt từ 7 - 10 triệu đồng đối với chủ nhà trọ thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định (10/07/2018)
- Quyền yêu cầu và giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (30/08/2014)
- Nội dung hợp đồng bất lợi cho người tiêu dùng (30/08/2014)
- Khám, chữa bệnh khác bệnh viện, thanh toán bảo hiểm y tế thế nào? (10/07/2018)
- Trách nhiệm của người sản xuất đối với hàng hóa có khuyết tật (30/08/2014)
Những tin cũ hơn
- Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (30/08/2014)
- Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm (30/08/2014)
- Điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (30/08/2014)
- Thu hồi và xử lý thực phẩm không an toàn (30/08/2014)
- Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thực phẩm (30/08/2014)
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo hành hàng hóa, dịch vụ (30/08/2014)
- Hợp đồng giao kết từ xa với người tiêu dùng (30/08/2014)
- Hòa giải, tổ chức hòa giải các tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh (30/08/2014)
- Giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (30/08/2014)
- Điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản và vận chuyển thực phẩm (30/08/2014)
Ý kiến bạn đọc