Quy tắc ứng xử của người hoạt động nghệ thuật khi tham gia các hoạt động xã hội
Xin hỏi, hiện nay có quy định pháp luật cụ thể nào về quy tắc ứng xử của người hoạt động nghệ thuật khi tham gia hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội khác không?
Bạn đọc có email ThuytrangXX@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Xin hỏi, hiện nay có quy định pháp luật cụ thể nào về quy tắc ứng xử của người hoạt động nghệ thuật khi tham gia hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội khác không?
Luật gia Hoàng Thị Quỳnh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 9 Quyết định số 3196/QĐ-BVHTTDL ngày 13/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật quy định quy tắc ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội khác như sau:
1. Phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động xã hội. Thực hiện, phối hợp thực hiện hiệu quả các phong trào, hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm lo người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội theo quy định pháp luật.
2. Dùng uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hóa trong xã hội đến cộng đồng, chú trọng các hoạt động liên quan đến giáo dục sức khoẻ cộng đồng, lối sống thân thiện và bảo vệ môi trường.
3. Công khai, minh bạch kịp thời khi tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân.
4. Tham gia hoạt động quảng cáo phải đảm bảo truyền đạt thông tin trung thực, chính xác, rõ ràng về công dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường.
5. Không tổ chức, tham gia các hoạt động trái quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; không thực hành, ủng hộ các hoạt động mê tín dị đoan, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Như vậy, những người hoạt động nghệ thuật khi tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội khác cần tuân thủ các quy tắc ứng xử theo trích dẫn nêu trên.
Tư vấn pháp luật
Ảnh sưu tầm
Luật gia Hoàng Thị Quỳnh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 9 Quyết định số 3196/QĐ-BVHTTDL ngày 13/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật quy định quy tắc ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội khác như sau:
1. Phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động xã hội. Thực hiện, phối hợp thực hiện hiệu quả các phong trào, hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm lo người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội theo quy định pháp luật.
2. Dùng uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hóa trong xã hội đến cộng đồng, chú trọng các hoạt động liên quan đến giáo dục sức khoẻ cộng đồng, lối sống thân thiện và bảo vệ môi trường.
3. Công khai, minh bạch kịp thời khi tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân.
4. Tham gia hoạt động quảng cáo phải đảm bảo truyền đạt thông tin trung thực, chính xác, rõ ràng về công dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường.
5. Không tổ chức, tham gia các hoạt động trái quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; không thực hành, ủng hộ các hoạt động mê tín dị đoan, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Như vậy, những người hoạt động nghệ thuật khi tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội khác cần tuân thủ các quy tắc ứng xử theo trích dẫn nêu trên.
Tư vấn pháp luật
Ảnh sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Hoàng Thị Quỳnh
Từ khóa:
hiện nay, quy định, pháp luật, cụ thể, quy tắc, hoạt động, nghệ thuật, tham gia, tình nguyện, xã hội
Những tin mới hơn
- Đá gà ăn tiền ngày tết bị phạt hành chính như thế nào? (14/02/2022)
- Triệu chứng lâm sàng của trẻ em mắc Covid-19 (07/03/2022)
- Trẻ sơ sinh mắc Covid - 19 sẽ được điều trị như thế nào? (07/03/2022)
- Khi tiến hành kiểm tra cư trú Công an phường có phải báo trước không? (07/03/2022)
- Chơi tú lơ khơ, 3 cây ăn tiền bị xử phạt hành chính như thế nào? (09/02/2022)
- Họp chợ, mua, bán cây cảnh tết lấn ra lòng đường có bị phạt tiền không? (09/02/2022)
- Bán nhà ở đang cho thuê thế nào? (18/01/2022)
- Người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn bị xử phạt như thế nào? (09/02/2022)
- Người điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm có bị phạt tiền không? (09/02/2022)
- Người tiêm vắc xin mũi 1 Astrazeneca có thể tiêm mũi 2 Moderna không? (27/12/2021)
Những tin cũ hơn
- Gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị học tập (29/11/2021)
- Hướng dẫn sử dụng toa thuốc điều trị Covid-19 tại nhà của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (13/09/2021)
- Để F0 được cách ly, theo dõi tại nhà cần những điều kiện gì? (13/09/2021)
- Hỗ trợ khẩn cấp nơi ở cho người lang thang, cơ nhỡ, người không có chỗ ở tạm thời trong thời gian giãn cách (06/09/2021)
- Người dân Hà Nội có được hưởng cùng lúc 02 chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 15/NQ-HĐND không? (06/09/2021)
- Hỗ trợ tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 (06/09/2021)
- Trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của liệt sĩ từ 01.07.2021? (20/08/2021)
- Có được tiếp tục điều khiển xe máy sau khi đã bị tước bằng lái? (14/08/2021)
- Các loại vắc xin phòng Covid – 19 và khoảng cách giữa hai liều tiêm (14/08/2021)
- Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy có bị phạt không? (14/08/2021)
Ý kiến bạn đọc