Tự ý sửa chữa nhà chung cư để hoạt động kinh doanh có thể bị xử phạt như thế nào?
Bạn đọc có email vinhngxx@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Chung cư gia đình tôi đang ở có vị trí giao thông khá thuận lợi cho nên tôi có ý định sửa chữa lại nhà chung cư để hoạt động kinh doanh. Xin hỏi, việc tôi sửa chữa nhà chung cư để hoạt động kinh doanh có vi phạm pháp luật không, nếu có thì có thể bị xử phạt như thế nào?
Luật gia Nguyễn Thu Thủy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Các điểm b, c, đ, e khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm a, b, d khoản 3 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (sau đây gọi là Nghị định 16/2022/NĐ-CP) quy định về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc;
c) Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc;
đ) Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định;
e) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ ra khỏi địa bàn dân cư hoặc buộc không sử dụng dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc buộc không kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc ở khu vực nhà chung cư với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;
Điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt, cụ thể:
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, hành vi tự ý sửa chữa nhà chung cư để hoạt động kinh doanh có thể bị xử phạt theo các quy định nêu trên.
Tư vấn pháp luật
Hình minh họa
Luật gia Nguyễn Thu Thủy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Các điểm b, c, đ, e khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm a, b, d khoản 3 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (sau đây gọi là Nghị định 16/2022/NĐ-CP) quy định về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc;
c) Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc;
đ) Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định;
e) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ ra khỏi địa bàn dân cư hoặc buộc không sử dụng dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc buộc không kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc ở khu vực nhà chung cư với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;
Điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt, cụ thể:
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, hành vi tự ý sửa chữa nhà chung cư để hoạt động kinh doanh có thể bị xử phạt theo các quy định nêu trên.
Tư vấn pháp luật
Hình minh họa
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thu Thủy
Những tin cũ hơn
- Điều kiện để hộ gia đình được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất (13/06/2022)
- Bồi thường thiệt hại khi bị tai nạn trên đoạn đường đang thi công (21/12/2020)
- Căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định (21/12/2020)
- Trường hợp giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (28/10/2020)
- Quy định của pháp luật về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở (27/07/2020)
- Quyền sử dụng đất của hợp tác xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất khi hợp tác xã giải thể, phá sản (28/04/2020)
- Tổ chức được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần có được cho thuê lại quyền sử dụng đất không? (28/04/2020)
- Bất động sản đưa vào kinh doanh cần đáp ứng điều kiện gì? (17/02/2020)
- Điều kiện, khu vực người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam (25/10/2019)
- Lấn chiếm đất ở, bị xử phạt thế nào? (21/09/2018)
Ý kiến bạn đọc