Tính chất pháp lý của hợp đồng vay vốn tại Dự án Bất động sản
Sàn BĐS gửi tài liệu về một Dự án Khu nhà ở và mời tôi tham gia đầu tư theo hình thức ký với Chủ đầu tư của Dự án Hợp đồng vay vốn (cho Chủ đầu tư vay vốn) kèm theo Bản đăng ký mua quyền mua nhà ở tại Dự án. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu đầu tư theo hình thức này, người mua nhà có thể gặp rủi ro gì (Thùy Anh, E-mail: vananh_nguyenpro@yahoo.com ).
Công ty Luật TNHH YouMe - trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, ngày 23/06/2010, về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Chủ đầu tư Dự án phát triển khu nhà ở, dự án khu đô thị mới (chủ đầu tư cấp I) có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với phần diện tích xây dựng nhà ở và đầu tư xây dựng nhà ở trong khu nhà ở, khu đô thị đó thì chỉ được huy động vốn theo 05 (năm) hình thức:
Ký hợp đồng vay vốn của các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hoặc phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật để huy động số vốn còn thiếu cho đầu tư xây dựng nhà ở; bên cho vay vốn hoặc bên mua trái phiếu không được quyền ưu tiên mua hoặc ưu tiên đăng ký mua nhà ở;
Ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư cấp II nhằm mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật cho chủ đầu tư cấp II;
Ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư với tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia góp vốn hoặc bên tham gia hợp tác đầu tư chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) hoặc được phân chia sản phẩm là nhà ở trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận; trong trường hợp các bên thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì chủ đầu tư chỉ được phân chia cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và phải tuân thủ quy định về số lượng nhà ở được phân chia theo quy định tại Nghị định;
Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp có chức năng kinh doanh BĐS để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia hợp tác kinh doanh chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) hoặc được phân chia sản phẩm là nhà ở theo thỏa thuận; trong trường hợp các bên thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì phải tuân thủ quy định về số lượng nhà ở được phân chia theo quy định tại Nghị định;
Huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước của các đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở thông qua hình thức ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Như vậy, nếu Chủ đầu tư Dự án phát triển khu nhà ở huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với phần diện tích xây dựng nhà ở và đầu tư xây dựng nhà ở trong khu nhà ở, khu đô thị theo hình thức khác ngoài 05 hình thức nêu trên là vi phạm pháp luật về nhà ở.
Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý quy định về Hợp đồng vay tài sản tại Bộ luật Dân sự: “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các n, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định” (Điều 471). Nếu áp dụng quy định này, Chủ đầu tư Dự án có thể vay vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp (mà không phải để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Dự án). Để đảm bảo quyền lợi của mình, người mua nhà nên xem xét kỹ mục đích vay vốn, điều khoản về quyền, nghĩa vụ của bên cho vay, các biện pháp đảm bảo... được thể hiện trong Hợp đồng vay vốn mẫu do Chủ đầu tư Dự án đưa ra.
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, ngày 23/06/2010, về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Chủ đầu tư Dự án phát triển khu nhà ở, dự án khu đô thị mới (chủ đầu tư cấp I) có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với phần diện tích xây dựng nhà ở và đầu tư xây dựng nhà ở trong khu nhà ở, khu đô thị đó thì chỉ được huy động vốn theo 05 (năm) hình thức:
Ký hợp đồng vay vốn của các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hoặc phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật để huy động số vốn còn thiếu cho đầu tư xây dựng nhà ở; bên cho vay vốn hoặc bên mua trái phiếu không được quyền ưu tiên mua hoặc ưu tiên đăng ký mua nhà ở;
Ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư cấp II nhằm mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật cho chủ đầu tư cấp II;
Ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư với tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia góp vốn hoặc bên tham gia hợp tác đầu tư chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) hoặc được phân chia sản phẩm là nhà ở trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận; trong trường hợp các bên thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì chủ đầu tư chỉ được phân chia cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và phải tuân thủ quy định về số lượng nhà ở được phân chia theo quy định tại Nghị định;
Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp có chức năng kinh doanh BĐS để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia hợp tác kinh doanh chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) hoặc được phân chia sản phẩm là nhà ở theo thỏa thuận; trong trường hợp các bên thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì phải tuân thủ quy định về số lượng nhà ở được phân chia theo quy định tại Nghị định;
Huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước của các đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở thông qua hình thức ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Như vậy, nếu Chủ đầu tư Dự án phát triển khu nhà ở huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với phần diện tích xây dựng nhà ở và đầu tư xây dựng nhà ở trong khu nhà ở, khu đô thị theo hình thức khác ngoài 05 hình thức nêu trên là vi phạm pháp luật về nhà ở.
Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý quy định về Hợp đồng vay tài sản tại Bộ luật Dân sự: “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các n, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định” (Điều 471). Nếu áp dụng quy định này, Chủ đầu tư Dự án có thể vay vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp (mà không phải để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Dự án). Để đảm bảo quyền lợi của mình, người mua nhà nên xem xét kỹ mục đích vay vốn, điều khoản về quyền, nghĩa vụ của bên cho vay, các biện pháp đảm bảo... được thể hiện trong Hợp đồng vay vốn mẫu do Chủ đầu tư Dự án đưa ra.
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: TS.LS Vũ Thái Hà
Nguồn tin: Báo Lao Động
Nguồn tin: Báo Lao Động
Những tin mới hơn
- Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai (31/08/2014)
- Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề (31/08/2014)
- Quy định về góp vốn để đầu tư xây dựng, phân chia nhà ở (31/08/2014)
- Đất đang có tranh chấp chưa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận (31/08/2014)
- Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai (31/08/2014)
- Giải quyết tranh chấp đất không có giấy tờ (31/08/2014)
- Góp vốn đầu tư xây dựng nhà ở (31/08/2014)
- Thủ tục xin phép xây dựng nhà ở (31/08/2014)
- Đối tượng nào được mua nhà ở thu nhập thấp? (31/08/2014)
- Chuyển nhượng nhà, đất bằng giấy viết tay có thể bị vô hiệu (31/08/2014)
Những tin cũ hơn
- Phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung trong nhà chung cư (31/08/2014)
- Chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất (31/08/2014)
- Đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, thuê mua nhà ở xã hội (31/08/2014)
- Kinh phí quản lý vận hành phần sở hữu chung nhà chung cư (31/08/2014)
- Nguyên tắc xác định giá dịch vụ nhà chung cư (31/08/2014)
- Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước (31/08/2014)
- Quy định về hội nghị nhà chung cư (31/08/2014)
- Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất đã chuyển nhượng (30/08/2014)
- Cấp Giấy chứng nhận cho đất được giao không đúng thẩm quyền (30/08/2014)
- Cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn (30/08/2014)
Ý kiến bạn đọc