Thủ tục tặng, cho quyền sử dụng đất
Năm 2006, bố mẹ vợ cho vợ chồng tôi 200m2 đất ở. Chúng tôi xây dựng nhà, sống ổn định từ đó đến nay. Hiện tại, chúng tôi muốn chuyển nhượng nhà đất, nhưng anh chị em của vợ tôi không đồng ý. Họ nói rằng “đất này do bố mẹ cho anh chị, ở thì không sao nhưng không được chuyển nhượng”. Đề nghị luật sư cho biết, chúng tôi có quyền chuyển nhượng nhà đất nêu trên không? Sự ngăn cản của anh chị em trong gia đình vợ tôi có trái pháp luật không?
Công ty Luật TNHH YouMe - trả lời:
Vấn đề anh (chị) hỏi là “vấn đề nóng” trong không ít gia đình hiện nay, thực tế, chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi với nội dung tương tự. Thế nhưng, hầu hết câu hỏi đều chưa đủ thông tin, đặc biệt bạn đọc không nói rõ, người được tặng, cho (con gái, con rể) đã xác lập quyền sử dụng đất theo thủ tục luật định hay chưa, nên chúng tôi không thể trả lời chính xác từng trường hợp. Tuy nhiên, để bạn đọc nói chung, ông Nguyễn Trọng Đức nói riêng tham khảo, chúng tôi dẫn chiếu, phân tích một số quy định của pháp luật về vấn đề này.
Theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai năm 2003, bố mẹ vợ của ông Đức có quyền cho vợ chồng bạn 200m2 đất khi có đủ các điều kiện sau: đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất. Cùng với các điều kiện trên, việc tặng, cho phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự, quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) và các điều kiện đặc thù đối với giao dịch về tặng, cho quyền sử dụng đất theo quy định của BLDS. Điều 467 BLDS quy định: “Tặng, cho bất động sản phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu theo quy định của pháp luật, bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Hợp đồng tặng, cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký...”.
Từ quy định trên cho thấy, nếu bố mẹ vợ đã “cho” vợ chồng ông 200m2 đất, việc tặng, cho được lập thành văn bản, đã được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền và vợ chồng bạn đã đăng ký chứng nhận quyền sử dụng đất thì vợ chồng ông có toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt đối với quyền sử dụng diện tích đất nêu trên (Điều 165 BLDS, Điều 106 Luật Đất đai năm 2003). Anh chị em trong gia đình ngăn cản vợ chồng bạn chuyển nhượng nhà và đất ở, là vi phạm nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản (Điều 169 BLDS).
Vấn đề anh (chị) hỏi là “vấn đề nóng” trong không ít gia đình hiện nay, thực tế, chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi với nội dung tương tự. Thế nhưng, hầu hết câu hỏi đều chưa đủ thông tin, đặc biệt bạn đọc không nói rõ, người được tặng, cho (con gái, con rể) đã xác lập quyền sử dụng đất theo thủ tục luật định hay chưa, nên chúng tôi không thể trả lời chính xác từng trường hợp. Tuy nhiên, để bạn đọc nói chung, ông Nguyễn Trọng Đức nói riêng tham khảo, chúng tôi dẫn chiếu, phân tích một số quy định của pháp luật về vấn đề này.
Theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai năm 2003, bố mẹ vợ của ông Đức có quyền cho vợ chồng bạn 200m2 đất khi có đủ các điều kiện sau: đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất. Cùng với các điều kiện trên, việc tặng, cho phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự, quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) và các điều kiện đặc thù đối với giao dịch về tặng, cho quyền sử dụng đất theo quy định của BLDS. Điều 467 BLDS quy định: “Tặng, cho bất động sản phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu theo quy định của pháp luật, bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Hợp đồng tặng, cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký...”.
Từ quy định trên cho thấy, nếu bố mẹ vợ đã “cho” vợ chồng ông 200m2 đất, việc tặng, cho được lập thành văn bản, đã được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền và vợ chồng bạn đã đăng ký chứng nhận quyền sử dụng đất thì vợ chồng ông có toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt đối với quyền sử dụng diện tích đất nêu trên (Điều 165 BLDS, Điều 106 Luật Đất đai năm 2003). Anh chị em trong gia đình ngăn cản vợ chồng bạn chuyển nhượng nhà và đất ở, là vi phạm nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản (Điều 169 BLDS).
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: TS.LS Vũ Thái Hà
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Thủ tục chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất (31/08/2014)
- Đăng ký biến động về sử dụng đất bị thu hẹp do sạt lở (31/08/2014)
- Điều kiện để chuyển đổi mục đích sử dụng đất vườn (31/08/2014)
- Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất (31/08/2014)
- Quyền, hoạt động của BQT nhà chung cư (31/08/2014)
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ bất động sản (31/08/2014)
- Xin cấp lại chứng nhận quyền sử dụng đất (31/08/2014)
- Xây dựng nhà ở trong vùng đã có quy hoạch xây dựng (31/08/2014)
- Trường hợp nào bị thu hồi Giấy CNQSD đất? (31/08/2014)
- Thủ tục xóa bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất (31/08/2014)
Những tin cũ hơn
- Ghi nợ tiền sử dụng đất (31/08/2014)
- Tính chất pháp lý của hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở (31/08/2014)
- Quy định về "đất sử dụng ổn định" (31/08/2014)
- Cấp giấy chứng nhận đối với đất ở không có giấy tờ, sử dụng trước năm 1993 (31/08/2014)
- Nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân khi xin cấp sổ đỏ (31/08/2014)
- Đất đang có tranh chấp chưa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận (31/08/2014)
- Quy định về góp vốn để đầu tư xây dựng, phân chia nhà ở (31/08/2014)
- Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề (31/08/2014)
- Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai (31/08/2014)
- Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai (31/08/2014)
Ý kiến bạn đọc