Phân biệt đối xử giữa nam, nữ tại nơi làm việc bị phạt như thế nào?
Xin hỏi, nếu tại nơi làm việc có sự phân biệt đối xử giữa lao động nam và nữ thì bị xử phạt như thế nào?
Bạn đọc có email HuongnhaiXX@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Xin hỏi, nếu tại nơi làm việc có sự phân biệt đối xử giữa lao động nam và nữ thì bị xử phạt như thế nào?
Luật gia Hoàng Thị Quỳnh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp theo định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;
c) Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới.
4. Các hành vi vi phạm quy định riêng đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, hành vi phân biệt đối xử giữa nam và nữ tại nơi làm việc có thể bị xử phạt theo các hình thức được trích dẫn ở trên.
Tư vấn pháp luật
Ảnh sưu tầm
Luật gia Hoàng Thị Quỳnh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp theo định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;
c) Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới.
4. Các hành vi vi phạm quy định riêng đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, hành vi phân biệt đối xử giữa nam và nữ tại nơi làm việc có thể bị xử phạt theo các hình thức được trích dẫn ở trên.
Tư vấn pháp luật
Ảnh sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Hoàng Thị Quỳnh
Những tin mới hơn
- Thời hạn có giá trị của phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải (07/03/2022)
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm khi có việc làm mới bị xử phạt như thế nào? (29/03/2022)
- Công ty sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc quá 04 giờ/ngày bị xử phạt như thế nào? (29/03/2022)
- Công ty không cho người lao động nghỉ việc riêng theo quy định có bị phạt không? (29/03/2022)
- Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe bị xử phạt như thế nào? (14/02/2022)
- Từ 01/01/2022, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như thế nào? (14/02/2022)
- Tiền thưởng Tết Âm lịch có phải đóng BHXH bắt buộc không? (09/02/2022)
- Nghỉ ốm trùng nghỉ tết người lao động có được hưởng nguyên lương lễ tết không? (14/02/2022)
- Công ty ép công nhân làm việc ngày nghỉ Tết Âm lịch bị phạt như thế nào? (14/02/2022)
- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký bị xử phạt như thế nào? (25/01/2022)
Những tin cũ hơn
- Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện có thời hạn bao lâu? (11/01/2022)
- Viên chức thành lập doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào? (04/01/2022)
- Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% lệ phí trước bạ lần đầu từ ngày 01/12/2021 đến 31/05/2022 (13/12/2021)
- Chậm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bị xử phạt như thế nào? (13/12/2021)
- Tiền lương làm thêm giờ có được miễn thuế thu nhập cá nhân không? (13/12/2021)
- Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con không? (06/12/2021)
- Căn cứ xác định số thuế được miễn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch Covid-19. (16/11/2021)
- Trình tự, thủ tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng (16/11/2021)
- Điều kiện để các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Hồ Chí Minh được phục vụ tại chỗ kể từ ngày 28/10/2021 (09/11/2021)
- Điều kiện, tiêu chuẩn hành khách đi máy bay trong nước (09/11/2021)
Ý kiến bạn đọc