Kinh doanh dịch vụ ăn uống không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Nhà hàng tôi kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vừa rồi, chúng tôi bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Xin hỏi, mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này được pháp luật quy định như thế nào?
Kinh doanh dịch vụ ăn uống không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bạn đọc có email thaonguyenXX@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Nhà hàng tôi kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vừa rồi, chúng tôi bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Xin hỏi, mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này được pháp luật quy định như thế nào?
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 18 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Như vậy, theo quy định pháp luật, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: sưu tầm
Bạn đọc có email thaonguyenXX@gmail.com gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Nhà hàng tôi kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vừa rồi, chúng tôi bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Xin hỏi, mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này được pháp luật quy định như thế nào?
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 18 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Như vậy, theo quy định pháp luật, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tư vấn pháp luật
Ảnh: sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Phạm Thị Hằng
Từ khóa:
nhà hàng, kinh doanh, ăn uống, vi phạm, hành vi, giấy chứng nhận, cơ sở, an toàn, thực phẩm, trường hợp, pháp luật, quy định, như thế
Những tin mới hơn
- Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh do dịch Covid-19 (20/07/2021)
- Hồ sơ vay vốn trả lương ngừng việc do Covid 19 (30/08/2021)
- Thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương qua tin nhắn có được nhận tiền hỗ trợ không? (13/09/2021)
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động thực hiện phương án “3 tại chỗ” (13/09/2021)
- Khoản đóng góp Quỹ vắc xin Covid-19 có được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không? (24/06/2021)
- Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động xây dựng (29/03/2021)
- Hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (01/02/2021)
- Tên doanh nghiệp dự kiến bị trùng, nhầm (28/02/2021)
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh (18/03/2021)
- Việc kê khai thuế trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (04/01/2021)
Những tin cũ hơn
- Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh (28/12/2020)
- Mức xử phạt đối với hành vi không khắc lại con dấu (20/12/2020)
- Kinh doanh dịch vụ xoa bóp mà không có giấy chứng nhận chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như thế nào? (28/10/2020)
- Đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh bị xử phạt như thế nào? (13/10/2020)
- Điều kiện nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp (20/09/2020)
- Khôi phục mã số thuế (06/09/2020)
- Các trường hợp phải đăng ký thang bảng lương (31/08/2020)
- Lương của người lao động trong trường hợp công ty bị phá sản (31/08/2020)
- Việc trả lại tài sản thuê khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản (31/08/2020)
- Chấm dứt phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại (16/08/2020)
Ý kiến bạn đọc