Công ty tạm ngừng hoạt động có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không?
Do làm ăn khó khăn, công ty tôi phải tạm dừng kinh doanh. Xin hỏi, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không?
Bạn đọc có email phonglan24@XXX gửi email đến Công ty Luật TNHH YouMe hỏi: Do làm ăn khó khăn, công ty tôi phải tạm dừng kinh doanh. Xin hỏi, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không?
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau: 1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau: a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng; b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định pháp luật. 2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội quy định về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau: Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế; b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa. 2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau: a) Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên; b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng theo quy định đã trích dẫn ở trên.
Tác giả: Phạm Thị Hằng
Ảnh: Sưu tầm
Luật gia Phạm Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau: 1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau: a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng; b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định pháp luật. 2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội quy định về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau: Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế; b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa. 2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau: a) Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên; b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng theo quy định đã trích dẫn ở trên.
Tác giả: Phạm Thị Hằng
Ảnh: Sưu tầm
Trường hợp cần sự hỗ trợ của Công ty Luật TNHH YouMe, quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH YouMe
Địa chỉ: Số 33 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0243 7349234/ 0966770000
Email: info@youmevietnam.com.
Tác giả bài viết: Phạm Thị Hằng
Những tin mới hơn
- Công ty có được quyền cho nhân viên ngừng việc không hưởng lương khi xảy ra sự cố điện hay không? (16/12/2019)
- Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (17/12/2019)
- Công ty có được ủy quyền cho chi nhánh ký kết hợp đồng với đối tác không? (20/12/2019)
- Nhà đang thế chấp có được cho thuê hay không? (25/12/2019)
- Điều kiện và trình tự cấp giấy phép lao động (12/12/2019)
- Công ty có được quyền cho nhân viên ngừng việc không hưởng lương khi xảy ra sự cố điện hay không? (10/12/2019)
- Công ty tạm ngừng kinh doanh có phải đóng thuế môn bài ? (02/12/2019)
- Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động hay không? (03/12/2019)
- Nộp hồ sơ khởi kiện doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? (05/12/2019)
- Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng (25/11/2019)
Những tin cũ hơn
- Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh (24/10/2019)
- Xử lý kỷ luật sa thải đối với lao động nữ có thai (14/02/2019)
- Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động thế nào? (12/09/2018)
- Chuyển công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần thế nào? (25/08/2018)
- Các bước cần thực hiện sau thành lập doanh nghiệp (26/07/2018)
- Nên chọn loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên hay Công ty Cổ phần? (25/07/2018)
- Ai không được làm kế toán trong doanh nghiệp? (04/07/2018)
- Lập văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh (30/08/2014)
- Thay đổi người đại diện của công ty cổ phần (30/08/2014)
- Thay đổi trụ sở doanh nghiệp (30/08/2014)
Ý kiến bạn đọc